MÔ HÌNH CÁC BỆNH LÝ ÁC TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM NHI, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 ở trẻ em. Dựa vào đặc điểm bệnh học, ung thư trẻ em có thể chia làm hai nhóm là ung thư hệ tạo máu lympho và u đặc. Nghiên cứu với mục đích mô tả tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đồng thời đánh giá mối tương quan của các đặc điểm trên ở các bệnh lý ung thư trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 73 bệnh nhi ≤16 tuổi mắc ung thư mới được chẩn đoán tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế trong khoảng thời gian 6/2021-5/2022. Kết quả: Ung thư trẻ em thường gặp nhất là bạch cầu cấp dòng lympho (27,4%). Tuổi nhập viện phổ biến từ 5 đến 10 tuổi, trung bình 7,10 ± 4,17 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở nhóm bệnh tạo máu lympho hơn so với nhóm u đặc, bao gồm: sốt, xuất huyết, hạch lớn, gan lớn, và lách lớn. Thiếu máu là biểu hiện cận lâm sàng thường gặp nhất với tỷ lệ 60,3%.Có 30,1% bệnh nhi có số lượng tiểu cầu <100x109/l. Đối với nhóm bệnh hệ tạo máu lympho, với hai đại diện là bạch cầu cấp dòng lympho và u lympho không Hodgkin, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ gan lách lớn, xuất huyết, và mức độ thiếu máu (p<0,05). Đối với nhóm bệnh u đặc, với hai đại diện là u não và u nguyên bào thần kinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được ghi nhận về vị trí khối u (p<0,05).
Kết luận: Bạch cầu cấp dòng lympho là bệnh lý ung thư thường gặp nhất ở trẻ em. Sốt, hạch lớn, và thiếu máu là những triệu chứng thường được ghi nhận. Nhóm bệnh tạo máu lympho thường gặp hơn với biểu hiện các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng toàn thân rõ rệt, trong khi nhóm bệnh u đặc phần lớn chỉ có các triệu chứng do khối u chèn ép tại chỗ gây ra.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Ung thư, trẻ em, ung thư hệ tạo máu lympho, u đặc
Tài liệu tham khảo
(2020). “Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em”, Bài giảng Nhi
khoa tập 2. Nhà xuất bản Đại học Huế, 195–201.
2. Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Dược Huế
(2020). “U lympho không Hodgkin ở trẻ em”, Giáo
trình Sau đại học Nhi khoa tập 4. Nhà xuất bản
Đại học Huế, 385–387.
3. Đinh Thị Phương Minh và Trần Thị Thu Lành
(2003), Nhận xét dịch tễ học lâm sàng bệnh ung
thư ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương
Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường
Đại học Y Dược Huế.
4. Nguyễn Công Khanh (2016). Nguyên lý
chẩn đoán ung thư trẻ em. Sách giáo khoa nhi
khoa (Textbook of pediatrics). Nhà xuất bản Y
học, 1786–1792.
5. Nguyễn Thị Mai Hương (2017). Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và so sánh một
số yếu tố tiên lượng bệnh bạch cầu cấp dòng
lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em tại Bệnh viện
Nhi Trung ương. Tạp chí nghiên cứu và thực hành
nhi khoa, 2, 34–40.,
6. Phạm Thị Việt Hương (2016), Nghiên cứu kết
quả điều trị u lympho ác tính không Hodgkin ở
trẻ em giai đoạn III+IV bằng phác đồ NHL – BFM
90 tại Bệnh viện K, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường
Đại học Y Hà Nội.
7. Phan Thị Xuân Huế (2018), Nghiên cứu tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhi ung thư tại Bệnh
viện Trung ương Huế, Luận văn Thạc sĩ Y học,
Trường Đại học Y Dược Huế.
8. Pierre Landrieu, Mare Tardieu. (2014).
Những triệu chứng lớn chỉ báo u ở hệ thần kinh.
Vắn tắt thần kinh học trẻ em. Nhà xuất bản Y học,
264–268.
9. Vũ Thị Bích Ngọc (2015), Lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả điều trị giai đoạn cảm ứng bệnh
bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em, Luận văn tốt
nghiệp Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.
10. Adel Fahmideh M. và Scheurer M.E. (2021).
Pediatric Brain Tumors: Descriptive Epidemiology,
Risk Factors, and Future Directions. Cancer
Epidemiol Biomarkers Prev, 30(5), 813–821.
11. Bernbeck B., Wüller D., Janßen G. và cs. (2009).
Symptoms of Childhood Acute Lymphoblastic
Leukemia: Red Flags to Recognize Leukemia in Daily
Practice. Klin Padiatr, 221(6), 369–373.
12. Bhakhri B.K., Vaidya P.C., Trehan A. và cộng
sự. (2012). Iron defi ciency anemia in children
presenting with lymphoreticular malignancies
and the eff ect of induction therapy. Pediatr
Hematol Oncol, 29(2), 148–153.
13. Dippenaar A. (2010). Bleeding in children
with cancer. Continuing Medical Education, 28(7),
343–346.
14. Fan H., Su Y., Duan C. và cộng sự. (2019).
Iron defi ciency in children at the time of initial
neuroblastoma diagnosis. Pediatr Investig, 4(1),
17–22.
15. Granger J.M. và Kontoyiannis D.P. (2009).
Etiology and outcome of extreme leukocytosis
in 758 nonhematologic cancer patients: a
retrospective, single-institution study. Cancer,
115(17), 3919–3923.
16. Hastings C. A., Torkildson J. C., và Agrawal
A K. (2021). Handbook of Pediatric Hematology
and Oncology: Children’s Hospital and Research
Center Oakland, 3rd Edition.
17. Johnson K.J., Cullen J., Barnholtz-Sloan
J.S. và cộng sự. (2014). Childhood brain tumor
epidemiology: a brain tumor epidemiology
consortium review. Cancer Epidemiol Biomarkers
Prev, 23(12), 2716–2736.
18. Khasraw M., Faraj H., và Sheikha A. (2010).
Thrombocytopenia in Solid Tumors. European
Journal of Clinical & Medical Oncology, 2.
19. Krauth M.-T., Puthenparambil J., và
Lechner K. (2012). Paraneoplastic autoimmune
thrombocytopenia in solid tumors. Crit Rev Oncol
Hematol, 81(1), 75–81.
20. Lam C.G., Howard S.C., Bouff et E. và cộng
sự. (2019). Science and health for all children with
cancer. Science, 363(6432), 1182–1186.
21. Lan B.N., Castor A., Wiebe T. và cộng
sự. (2019). Adherence to childhood cancer
treatment: a prospective cohort study from
Northern Vietnam. BMJ Open, 9(8), e026863.
22. Prajapati Z., Kokani M., và Gonsai R. (2017).
Clinicoepidemiological profi le of hematological
malignancies in pediatric age group in
Ahmedabad. Asian Journal of Oncology, 3, 54.
23. Sarioglu F.C., Salman M., Guleryuz H.
và cộng sự. (2019). Radiological staging in
neuroblastoma: computed tomography or
magnetic resonance imaging?. Pol J Radiol, 84,
e46–e53.
24. Siegel D.A., Richardson L.C., Henley S.J. và
cộng sự. (2020). Pediatric cancer mortality and
survival in the United States, 2001-2016. Cancer,
126(19), 4379–4389.
25. Smoking causes 40 000 deaths in Viet
Nam each year.
000-deaths-in-viet-nam-each-year>, accessed:
26/06/2022.
26. Ward E., DeSantis C., Robbins A. và cộng
sự. (2014). Childhood and adolescent cancer
statistics, 2014. CA Cancer J Clin, 64(2), 83–103.
27. Ward Z.J., Yeh J.M., Bhakta N. và cộng sự.
(2019). Estimating the total incidence of global
childhood cancer: a simulation-based analysis.
Lancet Oncol, 20(4), 483–493.