BÁO CÁO CA BỆNH BIẾN CHỨNG THỦNG TÁ TRÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM DA CƠ TRẺ EM

Lê Quỳnh Chi, Phan Thị Thúy Ngân, Nguyễn Đình Giang, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hương Thảo, Nguyễn Thị Cẩm Băng, Nguyễn Thị Vân Anh

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm da cơ trẻ em là một bệnh lý tự miễn hệ thống đặc trưng bởi yếu cơ gốc chi tiến triển đồng đều 2 bên, sẩn Gottron, ban tím sẫm quanh hốc mắt, tăng men cơ và bất thường điện cơ. Các triệu chứng đường tiêu hóa liên quan đến viêm mạch ít gặp nhưng có thể là nguyên nhân gây chảy máu và thủng đường tiêu hóa – một biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng. Biến chứng thủng tá tràng do sử dụng corticoid, các thuốc chống viêm non-steroid và vi khuẩn Helicobacter pylori đã được báo cáo khá nhiều. Tuy nhiên, thủng tá tràng liên quan với viêm da cơ lại cực kỳ hiếm gặp.


Báo cáo ca bệnh: Trẻ nam 3 tuổi chẩn đoán Viêm da cơ 1 năm nay, điều trị ổn định hiện đang duy trì prednisolon 1.5mg/kg/ngày, Methotrexate 20 mg/m2/tuần, Mycophenolate mofetil 1000mg/m2/ngày. Đợt này trẻ vào viện vì đau bụng thi thoảng, nôn ít, đi ngoài phân lỏng, ngoài ra đợt này trẻ yếu cơ tăng, đỏ da mặt, loét cạnh nách và cạnh hậu môn, trẻ được chẩn đoán Viêm tụy cấp/Viêm da cơ và điều trị methyprednisolone liều tấn công, trẻ đáp ứng hết đau bụng. Sau 1 tuần trẻ sốt cao, đau bụng lại, dữ dội, liên tục chẩn đoán Viêm phúc mạc do thủng tá tràng, hoại tử cơ đáy chậu phải. Trẻ được mổ đặt dẫn lưu, cấy mủ: Stenotrophomonas maltophilia, Candida albican. Sau điều trị kháng sinh tích cực trẻ ổn định.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Wang IJ, Hsu WM, Shun CT et al. Juvenile dermatomyositis complicated with vasculitis and duodenal perforation. J Formos Med Assoc 2001;100(12):844–846.
2. Papadopoulou C, McCann LJ. The Vasculopathy of Juvenile Dermatomyositis. Front Pediatr 2018;6:284. https://doi.org/10.3389/fped.2018.00284
3. Feldman BM, Rider LG, Reed AM et al. Juvenile dermatomyositis and other idiopathic inflammatory myopathies of childhood. Lancet Lond Engl 2008;371(9631):2201–2212. https://doi.org/10.1016/s0140-6736(08)60955-1
4. Yingjie X, Ma X, Zhou Z et al. Gastrointestinal perforation in anti-NXP2 antibody-associated juvenile dermatomyositis: Case reports and a review of the literature. Pediatr Rheumatol Online J 2021;19(1):2. https://doi.org/10.1186/s12969-020-00486-x
5. Yasin SA, Schutz PW, Deakin CT et al. Histological heterogeneity in a large clinical cohort of juvenile idiopathic inflammatory myopathy: analysis by myositis autoantibody and pathological features. Neuropathol Appl Neurobiol 2019;45(5):495–512. https://doi.org/10.1111/nan.12528
6. Tansley SL, Betteridge ZE, Shaddick G et al. Calcinosis in juvenile dermatomyositis is influenced by both anti-NXP2 autoantibody status and age at disease onset. Rheumatol Oxf Engl 2014;53(12):2204–2208. https://doi.org/10.1093/rheumatology/keu259
7. Bhaskaran H, Balan S. Unusual cause for intestinal perforation in juvenile dermatomyositis. BMJ Case Rep 2019;12(8):e229395. https://doi.org/10.1136/bcr-2019-229395
8. Conn HO, Blitzer BL. Nonassociation of adrenocorticosteroid therapy and peptic ulcer. N Engl J Med 1976;294(9):473–479. https://doi.org/10.1056/nejm197602262940905
9. Schneider KO, Braeuninger C, Bergmann F et al. The Importance of Computed Tomography for the Diagnosis Of Duodenal Perforation in a Paediatric Patient with Juvenile Dermatomyositis. Klin Padiatr 2016;228(4), 216–218. https://doi.org/10.1055/s-0042-101245
10. Villa R, Costa S, Focchi S et al. Successful open abdomen treatment for multiple ischemic duodenal perforated ulcers in dermatomyositis. World J Emerg Surg WJES 2014;9:48. https://doi.org/10.1186/1749-7922-9-48