MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ARV Ở TRẺ EM NHIỄM HIV TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ARV ở trẻ em nhiễm HIV tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 312 trẻ em dưới 16 tuổi tại thời điểm được chẩn đoán nhiễm HIV và đăng ký điều trị ARV tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/01/2006 đến 30/04/2018.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 1,36/1, tuổi trung bình (15,8 ± 4,1) tuổi. Trong quá trình điều trị có: 62/312(19,9%) trẻ thất bại ARV bậc 1. Khi bắt đầu điều trị ARV: 69,6% trẻ có số lượng TCD4 ở mức suy giảm miễn dịch nặng, đây được coi là yếu tố dự báo thất bại điều trị ARV bậc 1 (OR = 2,15; [95%CI: 1,062- 4,354], p = 0,031). Một số yếu tố nguy có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ARV bậc 1: trẻ mất bố hoặc mẹ hoặc mất cả bố và mẹ (OR = 2,2; [95%CI: 1,241 - 3,971], p = 0,006), kỳ thị và phân biệt đối xử (OR = 4,6 [95%CI: 2,07 - 10,086], p = 0,0001), trẻ biết mình nhiễm HIV (OR = 3,9; [95%CI: 1,791 - 8,623], p = 0,0001), trẻ cảm thấy khó chịu với tình trạng nhiễm HIV (OR=2,4; [95%CI: 1,292 - 4,451], p = 0,005), trẻ tự lấy thuốc uống (OR = 6,6 [95%CI: 2,006 - 21,88], p = 0,0001); trẻ bỏ học hoặc không đi học (OR=2; [95%CI: 0,991- 4,042], p=0,05). Phân tích hồi quy logistic đa biến xác định được một số yếu tố thất bại điều trị ARV bậc 2: trẻ cảm thấy khó chịu với tình trạng nhiễm HIV [OR=11,3; 95%CI: 1,455 - 88,054; p=0,02]; trẻ không biết mục đích điều trị ARV [OR=12,8; 95%CI: 1,091 - 150,669; p=0,042].
Kết luận: Các yếu tố gây thất bại điều trị ARV bậc 1 là: Suy giảm miễn dịch nặng khi bắt đầu điều trị ARV, sử dụng Stavudin trong phác đồ điều trị ARV, trẻ có bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ đã mất, trẻ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, biết mình nhiễm HIV, cảm thấy khó chịu với tình trạng nhiễm HIV, bỏ học hoặc không đi học, tự lấy thuốc uống. Các yếu tố gây thất bại điều trị ARV bậc 2 là: trẻ khó thích nghi, cảm thấy khó chịu với tình trạng nhiễm HIV, không biết mục đích điều trị ARV.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
HIV, điều trị HIV trẻ em, điều trị HIV, trẻ em, điều trị ARV
Tài liệu tham khảo
2. Global HIV & AIDS statistics — Fact sheet. UNAIDS. Accessed March 31, 2022. https://www.unaids.org/en/resources/fact-sheet
3. Wondifraw EB, Tebeje NB, Akanaw W et al. Predictors of frst-line antiretroviral treatment failure among children on antiretroviral therapy at the University of Gondar comprehensive specialised hospital, North-west, Ethiopia: a 14-year long-term follow-up study. BMJ Open 2022;12(12):e064354. https://doi.org/10.1136/bmjopen-2022-064354
4. Childs T, Shingadia D, Goodall R et al. Outcomes after viral load rebound on frstline antiretroviral treatment in children with HIV in the UK and Ireland: an observational cohort study. Lancet HIV 2015;2(4):e151-158. https://doi.org/10.1016/s2352-3018(15)00021-1
5. Bộ Y tế, 2022. Quyết định 5968/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
6. Mazefsky CA, Anderson R, Conner CM et al. Child Behavior Checklist Scores for SchoolAged Children with Autism: Preliminary Evidence of Patterns Suggesting the Need for Referral. J Psychopathol Behav Assess 2011;33(1):31-37. https://doi.org/10.1007/s10862-010-9198-1
7. Quyết định 3003/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán điều trị HIV/AIDS. Accessed April 15, 2022. https://thuvienphapluat.vn/vanban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3003-QDBYT-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-HIVAIDS-93533.aspx
8. Quyết định 06/2005/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán điều trị nhiễm HIV. Accessed April 27, 2022. https://thuvienphapluat.vn/vanban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-06-2005-QDBYT-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-nhiemHIV-53308.aspx
9. Zeleke A. Prevalence of antiretroviral treatment failure and associated factors in HIV infected children on antiretroviral therapy at Gondar University Hospital, retrospective cohort study. Int J Med Med Sci 2016;8(11):125-132. http://dx.doi.org/10.5897/IJMMS2015.1164
10. Kazooba P, Mayanja BN, Levin J et al. Virological failure on frst-line antiretroviral therapy; associated factors and a pragmatic approach for switching to second line therapy-evidence from a prospective cohort study in rural South-Western Uganda, 2004-2011. Pan Afr Med J 2018;29:191. https://doi.org/10.11604/pamj.2018.29.191.11940
11. Yihun BA, Kibret GD, Leshargie CT. Incidence and predictors of treatment failure among children on frst-line antiretroviral therapy in Amhara Region Referral Hospitals, northwest Ethiopia 2018: A retrospective study. PloS One 2019;14(5):e0215300. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0215300
12. Costenaro P, Penazzato M, Lundin R et al. Predictors of Treatment Failure in HIVPositive Children Receiving Combination Antiretroviral Therapy: Cohort Data From Mozambique and Uganda. J Pediatr Infect Dis Soc 2015;4(1):39-48. https://doi.org/10.1093/jpids/piu032
13. HIV stigma: half of people in 15 African national surveys hold discriminatory attitudes. Be in the KNOW. Accessed March 29, 2022. https://www.beintheknow.org/news-and-blogs/hiv-stigma-half-people-15-african-nationalsurveys-hold-discriminatory-attitudes
14. Wedajo S, Degu G, Deribew Aet al.Treatment failure, death, and predictors among PLWHIV on second-line antiretroviral therapy in Dessie Comprehensive Specialized Hospital, northeast Ethiopia: A retrospective cohort study. PloS One 2022;17(6):e0269235. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0269235
15. Boerma RS, Kityo C, Boender TS et al. Second-line HIV Treatment in Ugandan Children: Favorable Outcomes and No Protease Inhibitor Resistance. J Trop Pediatr 2017;63(2):135-143. https://doi.org/10.1093/tropej/fmw062