HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC ARV Ở TRẺ EM NHIỄM HIV TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Thiện Hải Đỗ1, Văn Lâm Nguyễn1, Thị Thu Hương Trần1, Thị Dung Trịnh1, Thị Ngọc Trần1, Thị Thu Tuyển Ngô1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét hiệu quả điều trị và tác dụng phụ của thuốc ARV ở trẻ em nhiễm HIV tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu theo dõi hồi cứu 312 trẻ em dưới 16 tuổi tại thời điểm được chẩn đoán nhiễm HIV và đăng ký điều trị ARV tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/01/2006 đến 30/04/2018.


Kết quả: tuổi trung bình 15,8 ± 4,1 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 1,36/1. Khi bắt đầu điều trị ARV: 53,5% trẻ ở giai đoạn lâm sàng 3, 4. 69,6% (215/309) trẻ có số lượng TCD4 ở mức suy giảm miễn dịch nặng. Tại thời điểm nghiên cứu: 93,9% (293/312) trẻ có số lượng TCD4 bình thường, 94,9% (296/312) trẻ có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/mm3. Trong quá trình điều trị có: 19,9% (62/312) trẻ thất bại ARV bậc 1, 4,2% (13/312) trẻ thất bại ARV bậc 2. 4,2% (13/312) trẻ có thiếu máu hoặc giảm bạch cầu hạt nặng khi sử dụng Zidovudin. 6,4% (20/312) trẻ có dị ứng thuốc, trong đó có 2,2% (7/312 trẻ) phải đổi thuốc. 17,6% (55/312) trẻ có tăng triglycerid, thuốc ARV có nguy cơ làm tăng triglycerid là Lopinavir/ritonavir (OR = 22; [95%CI: 10,524 – 46,114], p<0,0001) và Abacavir (OR = 4,6; [95%CI:2,456 – 8,492], p<0,0001). 14,1% (44/312) trẻ có tăng cholesterol, thuốc ARV có nguy cơ làm tăng cholesterol là Lopinavir/ritonavir (OR = 8; [95%CI:3,965 – 16,320], p<0,0001,) và Abacavir (OR = 7,1; [95%CI:3,457 – 14,628], p<0,0001). 7,7% (24/312) trẻ có tăng GPT >40U/L và 6,4% (20/312) trẻ có tăng GOT >40U/L. Khi sử dụng phác đồ có cả 2 thuốc TDF và EFV thì có nguy cơ làm tăng GPT (OR = 4,4; [95%CI: 1,114 – 17,601], p=0,056), tăng GOT (OR= 5,5; [95% CI, 1,375 – 22,397], p=0,034).


Kết luận: Trẻ em nhiễm HIV bắt đầu điều trị ARV muộn, đa số trẻ em đã suy giảm miễn dịch nặng và ở giai đoạn lâm sàng 3, 4. Khoảng 1/4 số trẻ điều trị ARV thất bại điều trị bậc 1, và một số trẻ thất bại điều trị ARV bậc 2. Tác dụng phụ của thuốc ARV: tăng men gan GOT, GPT, tăng triglycerid và cholesterol.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. What’s New in the Guidelines? NIH. Accessed March 31, 2022. https://clinicalinfo.hiv.gov/
en/guidelines/adult-and-adolescent-arv/whats-new-guidelines
2. Global HIV & AIDS statistics — Fact sheet. UNAIDS. Accessed March 31, 2022. https://www.unaids.org/en/resources/fact-sheet
3. Wondifraw EB, Tebeje NB, Akanaw W et al. Predictors of frst-line antiretroviral treatment failure among children on antiretroviral therapy at the University of Gondar comprehensive specialised hospital, North-west, Ethiopia: a 14-year long-term follow-up study. BMJ Open 2022;12(12):e064354. https://doi.org/10.1136/bmjopen-2022-064354
4. Childs T, Shingadia D, Goodall R et al. Outcomes after viral load rebound on frstline antiretroviral treatment in children with HIV in the UK and Ireland: an observational cohort study. Lancet HIV 2015;2(4):e151-158. https://doi.org/10.1016/s2352-3018(15)00021-1
5. Bộ Y tế, 2022. Quyết định 5968/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
6. Unaids-strategy-2016-2021_draft-forreview_3-august.pdf. Accessed March 29, 2022. https://www.humanitarianresponse.info/sites/www.humanitarianresponse.i n f o / f i l e s / d o c u m e n t s / f i l e s / u n a i d s -strategy-2016-2021_draft-for-review_3-august.pdf
7. Pursuing Later Treatment Options II (PLATOII) project team for the Collaboration of Observational HIV Epidemiological Research Europe (COHERE). Risk of tripleclass virological failure in children with HIV: a retrospective cohort study. Lancet 2011;377(9777):1580-1587. https://doi.org/10.1016/S0140-6736(11)60208-0
8. Zeleke A. Prevalence of antiretroviral treatment failure and associated factors in HIV infected children on antiretroviral therapy at Gondar University Hospital, retrospective cohort study. Int J Med Med Sci 2016;8(11):125-132. http://dx.doi.org/10.5897/IJMMS2015.1164
9. Yihun BA, Kibret GD, Leshargie CT. Incidence and predictors of treatment failure among children on frst-line antiretroviral therapy in Amhara Region Referral Hospitals, northwest Ethiopia 2018: A retrospective study. PloS One 2019;14(5):e0215300. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0215300
10. Bacha T, Tilahun B, Worku A. Predictors of treatment failure and time to detection and switching in HIV-infected Ethiopian children receiving frst line anti-retroviral therapy. BMC Infect Dis 2012;12:197. https://doi.org/10.1186/1471-2334-12-197
11. Havlir DV, Bassett R, Levitan D et al. Prevalence and predictive value of intermittent viremia with combination hiv therapy. JAMA 2001;286(2):171-179. https://doi.org/10.1001/jama.286.2.171
12. Boerma RS, Kityo C, Boender TS et al. Second-line HIV Treatment in Ugandan Children: Favorable Outcomes and No Protease Inhibitor Resistance. J Trop Pediatr 2017;63(2):135-143. https://doi.org/10.1093/tropej/fmw062
13. Rizzardini G, Zucchi P. Abacavir and lamivudine for the treatment of human immunodefciency virus. Expert Opin Pharmacother 2011;12(13):2129-2138. https://doi.org/10.1517/14656566.2011.602 631
14. Croxtall JD, Perry CM. Lopinavir/Ritonavir: a review of its use in the management of HIV-1 infection. Drugs 2010;70(14):1885- 1915. https://doi.org/10.2165/11204950-000000000-00000