GIẢM TIẾNG ỒN TẠI KHOA HỒI SỨC NGOẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Quang Dư Trần, Văn Niệm Đỗ, Trọng Sang Huỳnh, Thị Liễu Phạm, Thị Phương Thảo Trịnh, Bá Duy Nhâm, Thị Châu Lê, Thị Thu Thúy Lê

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Giới thiệu: Môi trường vật lý và tâm lý ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng điều trị và hài lòng nghề nghiệp. Có 2 nguồn tiếng ồn chính được xác định tại khoa Hồi sức ngoại là lời nói và báo động thiết bị. Mục tiêu: Giảm cường độ tiếng ồn trung bình (LAeq) và cực đại (LCpeak) theo thứ tự dưới 65dB và 90dB vào ban ngày, đồng thời tăng tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn kiểm soát tiếng ồn trên 85%. Phương pháp: Kết hợp nghiên cứu cắt ngang để đánh giá, chọn ứng dụng đo tiếng ồn, xác định nguồn phát, giờ cao điểm để chọn lựa can thiệp ưu tiên. Tiếp cận theo chu trình PDCA[1] với thiết kế chuỗi thời gian trước - sau không nhóm chứng ở giai đoạn can thiệp. Đối tượng nghiên cứu: môi trường âm thanh, nhân viên y tế và người bệnh tại khoa Hồi sức ngoại. Chọn 3 vị trí cố định để đo tiếng ồn mỗi giờ, đủ 24 giờ trong 02 ngày và 8 giờ (7:00 -16:00) vào ban ngày trong 02 tuần, ghi nguồn phát âm thanh tại thời điểm đo để xác định giờ cao điểm và nguyên nhân. Đo tiếng ồn 3 khung giờ cao điểm tại 3 vị trí cố định mỗi ngày và chọn mẫu thuận tiện các cơ hội thực hiện để giám sát sự tuân thủ các hướng dẫn nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp. Tính trung bình, độ lệch chuẩn của biến định lượng và tần suất của biến phân nhóm ở nghiên cứu cắt ngang. Sử dụng biểu đồ kiểm soát phân tích dữ liệu chuỗi thời gian ở giai đoạn can thiệp. Kết quả: Cường độ tiếng ồn trung bình (LAeq) và cực đại (LCpeak) lần lượt giảm từ 70,11dB xuống 67,72dB và 102,71dB xuống 100,68dB. Khuynh hướng cường độ tiếng ồn trung bình giảm có ý nghĩa trên biểu đồ tổng tích lũy và gần đạt mục tiêu. Tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn cài đặt, xử trí báo động, bàn giao bệnh có khuynh hướng tăng và lệch trên trung bình có ý nghĩa thống kê với giá trị trung bình lần lượt là 89,11%; 84,17% và 91,67%, đạt mục tiêu cải tiến. Kết luận: Các can thiệp bước đầu làm giảm nhẹ tiếng ồn. Cần can thiệp bổ sung để đạt mục tiêu và duy trì kết quả, nhằm giảm căng thẳng cho người bệnh và nhân viên, hướng đến môi trường điều trị và làm việc an toàn về tâm lý.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Văn Niệm. Tiếp cận cải tiến chất lượng bệnh viện theo chu trình PDCA, GIZ (2013).
2. Friese RS, (2008)Sleep and recovery from critical illness and injury: a review of theory, current practice, and future directions. Critical care medicine, 36(3): 697-705.
3. Patel M, et al (2008)Sleep in the intensive care unit setting. Critical care nursing quarterly, 31(4): 309-318.
4. Elliott RS, McKinley and Cistulli P (2011). The quality and duration of sleep in the intensive care setting: an integrative review. International Journal of Nursing Studies, 48(3): 384-400.
5. Pugh RJ, Jones C, and Griffiths R (2007). The impact of noise in the intensive care unit, in Intensive Care Medicine, Springer pp.942-949.
6. WHO (World Health Organization). Guidelines for Community Noise; WHO: Geneva, Switzerland, 1999; Available online: http://apps. who.int/iris/handle/10665/66217 (accessed on 7 March 2019).
7. Worker safety series: Protecting yourself from noise in construction. (2011). Retrieved from https: //www.osha.gov/Publications/3498noise-in- construction-pocket-guide.pdf.
8. Tiêu chuẩn quốc gia-TCVN 9799:2013-ISO 9612:2009, âm học - xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp - phương pháp kỹ thuật, https:// luatvietnam.vn/khoa-hoc/tieu-chuan-viet-nam- tcvn-9799-2013-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe- 158976-d3.html, truy cập ngày 18/10/2019.
9. Amy JS, Nancy DS (2012). I-PASS: A Mnemonic to Standardize Verbal Handoffs, Pediatrics, 129(2):201-204. 10. Chucri A, Kardous and Shaw PB (2014). Evaluation of smartphone sound measurement applications. J Acoust Soc Am, 135(4).