THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN LIỀU THUỐC TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH VÀ TRUNG TÂM SƠ SINH, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Nguyệt Minh1, Nguyễn Việt Anh1, Dương Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hồng Hà1, Phạm Thị Thúy Vân2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Dược Hà Nội

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Sự thiếu hụt các dạng bào chế phù hợp theo tuổi gây nhiều khó khăn cho việc dùng thuốc ở bệnh nhi. Tại các khoa lâm sàng, điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phân liều thuốc để đạt được liều dùng cần thiết cho bệnh nhi. Thực hành phân liều thuốc khi không có sẵn các dạng bào chế tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót như hao hụt thuốc, thuốc không tan hoàn toàn, sử dụng sai đường dùng... Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát và phân tích việc phân liều
thuốc của điều dưỡng tại Trung tâm Tim mạch và Trung tâm Sơ sinh- Bệnh viện Nhi Trung ương. Nghiên cứu được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 quan sát trực tiếp khi điều dưỡng chuẩn bị thuốc cho bệnh nhi, giai đoạn 2 khảo sát kiến thức và kinh nghiệm của điều dưỡng qua bộ câu hỏi khảo sát. Trong giai đoạn 1, quan sát được việc chuẩn bị 470 liều thuốc, tỉ lệ thuốc cần phân liều là 71,5%. Hai đạng bào chế phân liều nhiều nhất trong giai đoạn này là viên nén và bột pha tiêm. Trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề điều dưỡng gặp phải như hoàn nguyên không đúng thể tích hoặc loại dung môi, viên nén bẻ không đều…Kết quả bộ câu hỏi khảo sát ở giai đoạn 2 cũng chỉ ra dạng bào chế điều dưỡng phân liều nhiều nhất là viên nén và bột pha tiêm. Dựa trên kết quả này, chúng tôi nhận thấy cần có phương pháp để cải thiện
tính chính xác và hiệu quả của việc phân liều thuốc cho bệnh nhi như xây dựng hướng dẫn điều trị hoặc thực hiện pha chế thuốc tại khoa Dược.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Dương Thị Thanh Tâm. Đánh giá an toàn
trong thực hành thuốc cho trẻ em tại một
cơ sở y tế ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Dược
học, Trường Đại học Dược Hà Nội 2014.
2. Craig SR, Adams LV, Spielberg SP et
al. Pediatric therapeutics and medicine
administration in resource-poor settings:
a review of barriers and an agenda
for interdisciplinary approaches to
improving outcomes. Soc Sci Med 2009;
69(11):1681-1690. https://doi.org/10.1016/j.
socscimed.2009.08.024
3. Chappell K, Newman C. Potential tenfold
drug overdoses on a neonatal unit. Arch Dis
Child Fetal Neonatal Ed 2004;89(6);F483-F484.
https://doi.org/10.1136/adc.2003.041608
4. Dawson LM, Nahata MC. Guidelines
for compounding oral medications for
pediatric patients. Journal of Pharmacy
Technology 1991;7(5):168-175. https://doi.
org/10.1177/875512259100700507
5. Glass BD, Haywood A. Stability
considerations in liquid dosage forms
extemporaneously prepared from
commercially available products. J Pharm
Pharm Sci 2006;9(3):398-426.
6. Mercovich N, Kyle GJ, Naunton M. Safe to
crush? A pilot study into solid dosage form
modification in aged care. Australasian
journal on ageing 2013;33(3):180-184.
https://doi.org/10.1111/ajag.12037
7. Nguyen HT, Nguyen TD, Heuvel ER
et al. Medication errors in Vietnamese
hospitals: prevalence, potential
outcome and associated factors. PLoS
One 2015;10(9):e0138284. https://doi.
org/10.1371/journal.pone.0138284
8. Quinzler R, Gasse C, Kaufmann-Kolle
P et al. The frequency of inappropriate
tablet splitting in primary care. Eur J Clin
Pharmacol 2006;62(12):1065-1073. https://
doi.org/10.1007/s00228-006-0202-3
9. Richey RH, Shah UU, Peak M et al.
Manipulation of drugs to achieve the required
dose is intrinsic to paediatric practice but is
not supported by guidelines or evidence.
BMC pediatrics 2013;13(1):81.
10. Benavides S, Nahata MC. Pediatric
Pharmacotherapy. American College of
Clinical Pharmac 2013:67-73.
11. Vossen AC, Al‐Hassany L, Bulijac S et al.
Manipulation of oral medication for children
by parents and nurses occurs frequently and
is often not supported by instructions. Acta
Paediatrica 2019;108(8):1475-1481. https://
doi.org/10.1111/apa.14718
12. Walch AC, Henin E, Berthiller J et al. Oral
dosage form administration practice in
children under 6 years of age: a survey study
of paediatric nurses. International journal of
pharmaceutics 2016;511(2):855-863. https://
doi.org/10.1016/j.ijpharm.2016.07.076