KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẾN 36 THÁNG TUỔI Ở TRẺ SINH CỰC NON CÓ TUỔI THAI 23 TUẦN - NẶNG 400 GRAM: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP

Phạm Thị Thanh Tâm1, Cao Xuân Phụng1, Đặng Quốc Bửu1, Vũ Minh Châu1
1 Bệnh viện Nhi đồng 1

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc các biến chứng nghiêm trọng vẫn còn cao đối với trẻ có tuổi thai cực thấp.
Mục tiêu: Mô tả quá trình điều trị và phát triển đến 36 tháng tuổi của một trẻ sinh non có tuổi thai 23 tuần, cân nặng lúc sinh 400g.
Phương pháp: Báo cáo ca lâm sàng.
Kết quả: Chúng tôi trình bày một bé sơ sinh nữ sinh đôi, tuổi thai 23 tuần với cân nặng lúc sinh là 400g. Trẻ được chuyển đến khoa HSSS với chẩn đoán bệnh màng trong, được thở máy không xâm lấn và điều trị surfactant thay thế bằng kỹ thuật ít xâm lấn. Trẻ trải qua hầu hết các biến chứng thường gặp liên quan đến sinh non trong 109 ngày điều trị, bao gồm xuất huyết trong não thất; tồn tại ống động mạch có rối loạn huyết động được phẫu thuật cột ống động
mạch lúc 15 ngày tuổi; bệnh võng mạc ở trẻ sinh non được điều trị bằng liệu pháp chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (anti-VEGF); và loạn sản phế quản phổi độ III (theo phân loại NICHD-2016). Trẻ được thở máy kéo dài và sử dụng kháng sinh do viêm phổi bệnh viện với Acinetobacter baumannii. Trẻ được xuất viện lúc 39 tuần tuổi theo kinh chót, cân nặng 2.330g với tổng viện phí hơn 283 triệu đồng. Lúc 36 tháng tuổi, trẻ đạt chiều cao 89cm, nặng 10kg, phát triển thần kinh - vận động phù hợp với lứa tuổi và cận thị -5 độ mỗi mắt.
Kết luận: Đây là trường hợp trẻ có tuổi thai và cân nặng thấp nhất được cứu sống tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đạt phát triển thể chất, thần kinh - vận động đến 36 tháng tuổi như trẻ đủ tháng.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thu Tịnh.
Tử vong, biến chứng và chi phí điều trị trẻ
sơ sinh tuổi thai cực thấp tại khoa HSSS –
BVNĐ1. Tạp chí Y học TPHCM;23(4):59-66.
2. Ramaswamy VV, Abiramalatha T,
Bandyopadhyay T et al. ELBW and
ELGAN outcomes in developing nations–
Systematic review and meta-analysis. PLoS
One 2021;16(8):e0255352. https://doi.
org/10.1371/journal.pone.0255352.
3. Crilly CJ, Haneuse S, Litt JS. Predicting the
outcomes of preterm neonates beyond the
neonatal intensive care unit: What are we
missing?. Pediatr Res 2021;89(3):426–445.
https://doi.org/10.1038/s41390-020-0968-5.
4. Sarda SP, Sarri G, Siffel C. Global prevalence
of long-term neurodevelopmental
impairment following extremely
preterm birth: a systematic literature
review. Journal of International Medical
Research 2021;49(7):1-27. https://doi.
org/10.1177/03000605211028026
5. Sweet DG, Carnielli VP, Greisen G et
al. European Consensus Guidelines
on the Management of Respiratory
Distress Syndrome – 2022 Update.
Neonatology 2023;120(1):3-23. https://doi.
org/10.1159/000528914
6. Weiner GM. Textbook of Neonatal
Resuscitation (NRP) 8th Edition. The American
Academy of Pediatrics 2020.
7. WHO recommendations for care of the
preterm or low-birth-weight infant (17 Nov,
2022). ISBN: 978-92-4-005826-2.
8. Shi Y, Muniraman H, Biniwale M et al.
A Review on Non-invasive Respiratory
Support for Management of Respiratory
Distress in Extremely Preterm Infants. Front
Pediatr 2020;8:270. https://doi.org/10.3389/
fped.2020.00270
9. Phạm Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thu Tịnh. Lưu
đồ xử trí trẻ có tuổi thai cực thấp. Chương sơ
sinh. Phác đồ điều trị BV Nhi Đồng 1, quyển 2, lần xuất bản thứ 9. Nhà xuất bản Y học Thành
phố Hồ Chí Minh 2020.
10. Sun Y, Zhang H. Ventilation strategies
in transition from neonatal respiratory
distress to chronic lung disease. Semin Fetal
Neonatal Med 2019;24(5):101035. https://
doi.org/10.1016/j.siny.2019.101035.
11. Siffel C, Kistler KD, Lewis JFM et al. Global
incidence of bronchopulmonary dysplasia
among extremely preterm infants: a
systematic literature review. J Matern Fetal
Neonatal Med 2021;34(11):1721-1731.
https://doi.org/10.1080/14767058.2019.164
6240
12. Ozer EA. Lung-protective ventilation in
neonatal intensive care unit. J Clin Neonatol
2020;9(1):1-7. https://doi.org/ 10.4103/jcn.
JCN_96_19
13. Pereira-da-Silva L, Virella D, Fusch C.
Nutritional Assessment in Preterm Infants:
A Practical Approach in the NICU. Nutrients
2019;11(9):1999. https://doi.org/10.3390/
nu11091999