MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ SƠ SINH THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Trần Tiến Thịnh1, Đồng Ngọc Triệu2, Nguyễn Bích Hoàng1, Nguyễn Thị Thu Minh1, Đoàn Thị Huệ2
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của trẻ sơ sinh thở máy tại khoa Cấp cứu – Sơ sinh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tất cả trẻ sơ sinh được chỉ định thở máy lúc nhập viện hoặc trong quá trình điều trị tại khoa Sơ sinh – Cấp cứu Nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022.
Kết quả: Có 187 trẻ sơ sinh bị suy hô hấp phải thở máy tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu: 57,8% trẻ nam, 90,4% sơ sinh từ dưới 1 ngày tuổi, 85% thời gian từ lúc nhập viện đến lúc được chỉ định thở máy xâm nhập < 6 giờ đầu; sơ sinh non tháng chiếm đa số (nhóm từ 32-<37 tuần là 54,5%). Một số yếu tố như tuổi thai khi đẻ, cân nặng khi đẻ, trẻ cần phải hồi sức sau sinh, trẻ đặt nội khí quản trước khi vào viện, hạ thân
nhiệt và biến chứng thở máy có liên quan đến kết quả điều trị.
Kết luận: Cần quan tâm công tác quản lý thai kỳ, đặt biệt là các sản phụ có nguy cơ cao nhằm giảm tỷ lệ sinh non tháng. Tăng cường các kỹ năng hồi sức sơ sinh cho các y bác sĩ tuyến cơ sở nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nguyên nhân gây sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, ngạt chu sinh. 

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2019), Newborns: improving survival
and well-being, Accessed June. 08, 2021,
Available: https://www.who.int/news-room/
fact-sheets/detail/newborns-reducingmortality.
2. Nguyễn Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Huế.
Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại
khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Thái Nguyên trong 3 năm (2008-2010).
Tạp chí khoa học & công nghệ - ĐHTN
2010;89(01):200 - 205.
3. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phạm Trung Kiên,
Nguyễn Thành Nam và Đoàn Thị Huệ. Một
số yếu tố liên quan từ phía mẹ đến kết quả
điều trị thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại
Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Nghiên cứu Khoa
học & Công nghệ, ĐHTN 2021;226(14):18-22.
4. Phạm Vân Anh. Đánh giá kết quả điều trị
bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng
bằng liệu pháp surfactant tại Bệnh viện Sản -
Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Y học Việt Nam
2021;2(502):87-92.
5. Tochie JN, Choukem SP, Langmia RN
et al. Neonatal respiratory distress in a
reference neonatal unit in Cameroon: an
analysis of prevalence, predictors, etiologies
and outcomes. The Pan African Medical
Journal 2016;24(4):152− 160. https://doi.
org/10.11604/pamj.2016.24.152.7066
6. Ma Thị Hải Yến, Khổng Thị Ngọc Mai. Kết
quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non
tháng bằng thở áp lực dương liên tục qua
mũi tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái
Nguyên 2021;226(14):251-257. https://doi.
org/10.34238/tnu-jst.4936
7. Nguyễn Phan Trọng Hiếu, Trần Chí Thiện
và Nguyễn Thành Nam. Đánh giá kết
quả điều trị suy hô hấp sơ sinh và một số
yếu tố liên quan. Tạp Chí Y học Việt Nam
2022;515(1):68-75. https://doi.org/10.51298/
vmj.v515i1.2680
8. Vũ Thị Thu Nga. Nghiên cứu nguyên nhân
thở máy ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên
quan đến kết quả thở máy tại Bệnh viện Nhi
Trung ương. Luận văn bác sỹ CKII, Trường Đại
học Y Hà Nội 2017.
9. Liu J, Yang N, Liu Y. High-risk factors of
respiratory distress syndrome in term
neonates: a retrospective case-control study.
Balkan Med J 2014;31(1):64-68. https://doi.
org/10.5152/balkanmedj.2014.8733
10. Iqbal Q, Younus MM, Ahmed A et
al. Neonatal mechanical ventilation:
Indications and outcome. Indian J Crit
Care Med 2015;19(9):523-527. https://doi.
org/10.4103/0972-5229.164800
11. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phạm Thị Mai.
Một số yếu tố nguy cơ gây tăng glucose
máu ở trẻ đẻ non tháng. Tạp chí Nhi khoa
2020;13(2):29-33.