TÌNH HÌNH BỆNH TẬT CỦA TRẺ SƠ SINH ĐƯỢC SINH RA TỪ BÀ MẸ NHIỄM COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG

Vũ Thị Thu Nga1, Đinh Thị Tường Vi1, Nguyễn Trung Phong1, Chu Thị Huệ1, Phan Thị Loan1
1 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình hình bệnh tật của trẻ sơ sinh được sinh ra từ bà mẹ nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và tìm hiểu một số yếu tố liên quan giữa bệnh lý của trẻ sơ sinh với những bà mẹ này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu mô tả hàng loạt trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm COVID-19 và mẹ của những trẻ này từ 01/9/2021– 31/8/2022.
Kết quả: Có 124 trẻ (3 cặp song thai) và 121 bà mẹ đưa vào nghiên cứu. Tuổi mẹ trung bình là 29,4 ± 5,6. Có 53,7% bà mẹ tiêm vắc xin COVID-19. Có 14,0% bà mẹ mắc COVID-19 mức độ nặng-nguy kịch. Tỷ lệ trẻ nam 53,2%. Tỷ lệ trẻ đẻ non là 12,1%. Tỷ lệ trẻ có cân nặng ≥ 2500 gram là 92,7%. Cân nặng trung bình 3220,2 ± 574,8 gram và tuổi thai trung bình 37,9 ± 2,2 tuần. Sinh mổ là 75,8%, trong đó mổ cấp cứu do COVID-19 là 12,9%. Tỷ lệ hồi sức tại phòng sinh là 6,4%. Có 0,8% trẻ PCR COVID-19 dương tính. Có 96% ra viện. Các bệnh lý bao gồm nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (25,0%), suy hô hấp (20,2%), vàng da tăng bilirubin tự do (15,3%). Nguyên nhân gây suy hô hấp sau sinh đứng đầu là ngạt (4,8%), cơn ngưng thở ở trẻ đẻ non (3,2%) và cơn thở nhanh thoáng qua (3,2%). Mẹ nhiễm COVID-19 nặng-nguy kịch thì tỷ lệ con đẻ non, hỗ trợ hô hấp khi sinh, chiếu đèn vàng da cao hơn (p< 0,001).
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm COVID- 19 ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ bà mẹ mắc COVID- 19 rất thấp. Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là suy hô hấp. Mẹ nhiễm COVID-19 mức độ nặng-nguy kịch thì con có nguy cơ cao phải hỗ trợ hô hấp khi sinh.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Kotlyar AM, Grechukhina O, Chen A et al.
Vertical transmission of coronavirus disease
2019: a systematic review and meta-analysis.
Am J Obstet Gynecol 2021;224 (1):35-53.e33.
https://doi.org/10.1016/j.ajog.2020.07.049
2. Vega-Fernández AG, Zevallos-Vargas
BM, Flores-Figueroa FDP et al. Clinical
and epidemiological characteristics of
mothers with COVID-19 and their neonates:
vertical transmission. Medwave 2021;21
(7):e8454. https://doi.org/10.5867/
medwave.2021.07.8454
3. Angelidou A, Sullivan K, Melvin PR et
al. Association of Maternal Perinatal
SARS-CoV-2 Infection With Neonatal
Outcomes During the COVID-19 Pandemic
in Massachusetts. JAMA Netw Open
2021;4(4):e217523-e217523. https://doi.
org/10.1001/jamanetworkopen.2021.7523
4. Dumitriu D, Emeruwa UN, Hanft E et al.
Outcomes of Neonates Born to Mothers
With Severe Acute Respiratory Syndrome
Coronavirus 2 Infection at a Large
Medical Center in New York City. JAMA
Pediatr 2021;175(2):157-167. https://doi.
org/10.1001/jamapediatrics.2020.4298
5. Mollard E, Wittmaack A. Experiences of
Women Who Gave Birth in US Hospitals
During the COVID-19 Pandemic. J Patient
Exp 2021;8:2374373520981492. https://doi.
org/10.1177/2374373520981492
6. Oncel MY, Akın IM, Kanburoglu MK et al.
A multicenter study on epidemiological
and clinical characteristics of 125
newborns born to women infected with
COVID-19 by Turkish Neonatal Society. Eur
J Pediatr 2021;180(3):733-742. https://doi.
org/10.1007/s00431-020-03767-5
7. Norman M, Navér L, Söderling J et al.
Association of Maternal SARS- CoV- 2
Infection in Pregnancy With Neonatal
Outcomes. JAMA2021;325(20):2076-2086.
8. Lamba V, Lien J, Desai J et al. Management
and short-term outcomes of neonates born
to mothers with active perinatal SARSCoV-
2 infection. BMC Pediatr 2021;21(1):400.
https://doi.org/10.1186/s12887-021-02872-0