NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ MÀNG NGOÀI TIM Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Thị Hương Ngô1, Thị Hải Vân Đặng2, Thị Phượng Lê3
1 Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt - Vĩnh Phúc
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Nhi Trung ương

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ em tại Bệnh Viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 42 bệnh nhân viêm mủ màng ngoài tim tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 09/2015-08/2020. Kết quả: Tuổi trung bình nhập viện là 5,4±4,5 tuổi; tỷ lệ nam/nữ là 1,6/1. Triệu chứng thường gặp là sốt 97,6%; khó thở 76,2%; tiếng tim mờ 66,7%; mạch nhanh 71,4%; gan to 59,5%; đau ngực 52,4%. Phản ứng viêm xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân với tăng bạch cầu máu ngoại vi (81%); tăng CRP (100%). Cấy máu dương tính chiếm tỷ lệ thấp (19%); cấy dịch màng tim dương tính chiếm 35,7% trong đó 86,7% là S. aureus và 13,3% là S. pyogen. Siêu âm tim 100% có tràn dịch màng ngoài tim mức độ trung bình hoặc nặng, 61,9% có xẹp nhĩ phải, 81,0% dịch có fibrin. Điều trị nội khoa gồm kháng sinh 100% trong đó thường dùng nhất là vancomycin (83,3%) và cefalosporin thế hệ 3(81%). Có 35,7 % bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa với chọc dịch hoặc dẫn lưu dịch màng ngoài tim. Điều trị ngoại khoa gồm phẫu thuật cắt màng ngoài tim (52,4%); mổ dẫn lưu dịch màng ngoài tim (7,1%) và mở cửa sổ màng ngoài tim (4,8%). Kết quả điều trị không có bệnh nhân nào tử vong, 2 trường hợp (4,8%) có biến chứng viêm màng ngoài tim co thắt. Kết luận: Viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ em là bệnh ít gặp nhưng có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Triệu chứng lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Tác nhân thường gặp nhất là S. aureus. Điều trị phối hợp nội ngoại khoa cho kết quả tốt.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Adler Y., Charron P., Imazio M., et al. (2015). 2015 ESC Guidelines for the diagnosis and management of pericardial diseases: The Task Force for the Diagnosis and Management of Pericardial Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) Endorsed by: The European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS). Eur Heart J, 36(42), 2921-2964.
2. Võ Thị Phương Liên (2010). Nghiên cứu đặc điểm viêm màng ngoài tim tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
3. Lê Hồng Quang (2001). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm trong chẩn đoán viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ em, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Çakir Ö., Gurkan F., Balci A.E., et al. (2002). Purulent pericarditis in childhood: Ten years of experience. Journal of Pediatric Surgery, 37(10), 1404-1408.
5. Abdel-Haq N., Moussa Z., Farhat M., et al. (2018). Infectious and Noninfectious Acute Pericarditis in Children: An 11-Year Experience. International journal of pediatrics.
6. Tutar H.E., Yilmaz E., Atalay S., et al. (2002). The changing aetiological spectrum of pericarditis in children. Annals of Tropical Paediatrics, 22(3), 251–256.
7. Reinhart K., Brunkhorst F., Bone H., et al. (2006). [Diagnosis and therapy of sepsis. Guidelines of the German Sepsis Society Inc. and the German Interdisciplinary Society for Intensive and Emergency Medicine]. Internist (Berl), 47(4), 356, 358-360, 362-368.