ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ , LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRẺ SUY HÔ HẤP CẤP TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA 2021 - 2022

La Xuân Trọng1, Phạm Văn Thắng2
1 Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
2 Trường Đại học Y Hà Nội

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ suy hô hấp cấp tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi/tiến cứu 148 bệnh nhân chẩn đoán suy hô hấp cấp(SHHC) điều trị cấp cứu tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ tháng 6/2021- 6/2022. Bệnh nhân vào khoa Hồi sức được khám lâm sàng, cận lâm sàng, đủ tiêu chuẩn tiến hành phân loại theo mức độ suy hô hấp, type suy hô hấp và điều trị theo phác đồ .
Kết quả : Tỷ lệ SHHC là 22,5%, số bệnh nhân từ 1-12 tháng (77,1%). Tỷ lệ nam/nữ: 1,24/1. Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng (22,3%). SpO2<90% (72,9%); 32,3% thở khò khè. 53,1% có thông khí phổi giảm. Ran ẩm hay gặp nhấ t,78.4% có nhịp tim nhanh. Thay đổi ý thức hay gặp nhất kích thích và li bì; PaCO2 từ 61-80mmHg chiếm tỷ lệ cao nhất. 56,8% thay đổi số lượng bạch cầu; 47,3% CRP trên 6mg/l.66,2% tổn thương nhu mô phổi; ứ khí và xẹp phổi 33,8%. SHH type 2
(53%), type1 (33%), type 3(16%). SHHC type 1, type 2 đều thở nhanh, tím và SpO2 giảm dưới 90%, RLLN (72,7%), ran ẩm hay gặp nhất. SHHC type 3 đều có tím. SHHC đều nhịp tim nhanh, type 1 (88,9%); Thay đổi ý thức hay gặp nhất là kích thích; type 2 tỷ lệ cao nhất.Kết luận: SHHC có biểu hiện lâm sàng đa dạng, bước đầu phân độ , type dựa vào lâm sàng, phân type dựa vào khí máu động mạch là rất cần thiết  để chẩn đoán sớm, xác định nguyên nhân xử trí phù hợp ban đầu đối với từng type SHHC. 

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Hammer J. (2013). Acute respiratory failure
in children. Paediatr Respir Rev, 14(2), 64-69.
2. Khilnani G.C, Bammigatti C. (2001). Acute
Respiratory failure - Algorithmic Approach
-Diagnosis and Management. Indian J Pediatr.
3. Vasilyev S, Schaap R.N, Mortensen J.D.
(1995). Hospital survival rates of patients with
acute respiratory failure in modern respiratory
intensive care units. An international, multicenter,
prospective survey. Chest, 107(4), 1083-1088.
4. Karande S, Murkey R, Ahuja S, et al. (2003).
Clinical profi le and outcome of acute respiratory
failure. Indian J Pediatr, 70(11), 865-869.
5. Singh J, Bhardwar V, Sobtia P, et al. (2014).
Clinical Profi le and Outcome of Acute Respiratory
Failure in Children: A Prospective Study in a
Tertiary Care Hospital.Int J Clin Pediatr, 3(2),
46-54.
6. Gunning K.E.J. (2003). Pathophysiology
of Respiratory Failure and Indications for
Respiratory Support. Elsevier, 21(3), 72-76.
7. Kaynar A.M, Sharma S, PinskyM. R, et al.
(2017). Respiratory Failure, < http://emedicine.
medscape.com/article/908172-overview>, xem
4/11/2017.
8. Stefan M.S, Shieh M.S, Pekow P.S, et al.
(2013). Epidemiology and Outcomes of Acute
Respiratory Failure in the United States, 2001 –
2009: A National Survey.J Hosp Med, 8(2), 76-82.
9. Hồ Thị Phương Thảo (2015), Mô hình bệnh
tật và chi phí dịch vụ khám chữa bệnh của trẻ em
dưới 6 tuổi được bảo hiểm y tế chi trả tại Bệnh
viện Nhi Trung ương năm 2013, Trường Đại học
Y Hà Nội.
10. Trần Quỵ, Trần Thị Hồng Vân (2009). Suy hô
hấp cấp tính ở trẻ em. Bài giảng Nhi Khoa tập 1,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 416-421.
11. Kliegman R.M (2016). Respiratory
System. Nelson textbook of pediatrics, 20th,
Elsevier/Saunders, Philadelphia, 1980-1998.