THỰC TRẠNG TÌM KIẾM THÔNG TIN CỦA PHỤ HUYNH TRONG CHĂM SÓC TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
##plugins.themes.vojs.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mô tả thực trạng tìm kiếm thông tin của phụ huynh trong chăm sóc trẻ rối loạn phổ tự kỷ (ADS) tại thành phố Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 121 phụ huynh được chọn từ 7 cơ sở chăm sóc trẻ rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả: Phụ huynh có xu hướng tìm kiếm từ nguồn thông tin trên internet và tham khảo ý kiến bạn bè đồng nghiệp với tỷ lệ 65,3%, 53,7%. Các nguồn thông tin từ giảng viên chuyên dạy trẻ, câu lạc bộ dành cho phụ huynh có con mắc hội chứng tự kỷ và nguồn thông tin từ sách, báo đài, ti vi chỉ có ít phụ huynh lựa chọn tìm kiếm. Phụ huynh quan tâm nhiều đến tiêu chí “uy tín của cơ sở cung cấp dịch vụ”, “thái độ, hiểu biết, kiến thức của nhân viên”, “điều kiện cơ sở vật chất” (tỷ lệ rất quan tâm và rất quan tâm chiếm lần lượt 88,3%, 87,6%, 86%), tiêu chí “thời gian di chuyển”, “khoảng cách từ nhà đến cơ sở cung cấp dịch vụ” ít được quan tâm nhất (tỷ lệ không quan tâm và rất không quan tâm của 2 tiêu chí lần lượt chiếm 20,7%, 20,6%). Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra phụ huynh có xu hướng tìm kiếm thông tin từ nguồn internet. Tất cả tiêu chí tìm kiếm nguồn thông tin đều được phụ huynh quan tâm trong đó tiêu chí được quan tâm nhiều nhất là uy tín của cơ sở cung cấp dịch vụ.
##plugins.themes.vojs.article.details##
Từ khóa
Sử dụng dịch vụ, rối loạn phổ tự kỷ, phụ huynh, Hà Nội
Tài liệu tham khảo
Changes over time and their meaning* -
Rutter - 2005 - Acta Paediatrica - Wiley Online
Library.
accessed: 03/01/2020.
2. Wang F., Lu L., Wang S.-B. và cộng sự. (2018).
The prevalence of autism spectrum disorders in
China: a comprehensive meta-analysis. Int J Biol
Sci, 14(7), 717–725.
3. Nội S.Y. tế T.P.H. (2018). Trẻ tự kỷ cần được
bảo vệ bằng chính sách đặc biệt để có một cuộc
sống tốt hơn. Sở Y tế Thành Phố Hà Nội,
ky-can-duoc-bao-ve-bang-chinh-sach-dacbiet-
de-co-mot-cuoc-song-tot-hon-4101.html>,
accessed: 17/05/2019.
4. Bitterman A., Daley T.C., Misra S. và cộng sự.
(2008). A national sample of preschoolers with
autism spectrum disorders: special education
services and parent satisfaction. J Autism Dev
Disord, 38(8), 1509–1517.
5. Sun X., Allison C., Auyeung B. và cộng
sự. (2013). A review of healthcare service
and education provision of Autism Spectrum
Condition in mainland China. Res Dev Disabil,
34(1), 469–479.
6. Trần Thị Nga và Nguyễn Thị Thu Hà Thực
trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ
em dưới 2 tuổi và một số yếu tố liên quan tại tỉnh
Hòa Bình.
7. Nguyễn Quốc Khánh, An Hoàng Ngân,
Trần Hoàng Dương và cộng sự. (2019). Survey of
fi nding and using medical information for infants’
parents at vaccination centers of Hanoi Medical
University in 2019.
8. ĐHQGHN T.Đ. học K. học X. hội và N. (2021).
TTLV: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc nâng cao năng lực cho gia đình về chăm
sóc và giáo dục trẻ em tự kỷ tại Trung tâm Hừng
Đông – Thành phố Hà Nội. Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN,
an/ttlv-vai-tro-cua-nhan-vien-cong-tacxa-
hoi-trong-viec-nang-cao-nang-luc-cho-giadinh-
ve-cham-soc-va-giao-duc-tre-em-tu-ky-taitrung-
tam-hung-dong-thanh-pho-ha-noi-21148.
html>, accessed: 11/06/2022.