ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG ĐƯỜNG DẪN KHÍ NHỎ Ở BỆNH NHI HEN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Trần Anh Tuấn1, Huỳnh Thị Mộng Trinh1
1 Bệnh viện Nhi đồng 1

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng đường dẫn khí nhỏ ở bệnh nhân hen là yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng tần suất các cơn hen cấp cũng như sự mất kiểm soát hen. Dao động xung kí (IOS) là công cụ có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong khảo sát chức năng đường dẫn khí nhỏ.


Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm rối loạn chức năng đường dẫn khí nhỏ và ảnh hưởng của nó đối với trẻ mắc bệnh hen thông qua xét nghiệm dao động xung ký.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện tại phòng khám Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Tất cả bệnh nhi hen (từ 3 -16 tuổi) có khả năng đo dao động xung kí được đánh giá trong nghiên cứu này.


Kết quả: Trong 118 trẻ tham gia nghiên cứu, 42,4% trẻ có tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ trên IOS. Trẻ béo phì có nguy cơ tắc nghẽn đường thở nhỏ cao hơn so với nhóm không béo phì (OR= 2,86 ; KTC 95%: 1,23-6,66). Trẻ có rối loạn chức năng đường dẫn khí nhỏ có nguy cơ xuất hiện triệu chứng ban ngày >2 lần/ tuần và triệu chứng ban đêm cao hơn so với nhóm còn lại, tỷ số chênh lần lượt là OR= 2,33 (KTC 95%: 1,11-4,93);OR= 2,28 (KTC 95%: 1,08-4,8). Giá trị X5 và AX trước đáp ứng giãn phế quản, ở điểm cắt lần lượt là -0,36 kPa/L/s và 2,8 kPa/L, là 2 chỉ số tốt nhất để đánh giá hen không kiểm soát (AUC=0,68) với giá trị tiên đoán dương cao gần 80%.


Kết luận: Rối loạn chức năng đường dẫn khí ngoại biên có mối liên quan mật thiết với tình trạng hen không kiểm soát. IOS là một phương tiện thăm dò chức năng hô hấp đáng tin cậy để khảo sát chức năng của vùng phổi này, nhất là ở trẻ em.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Global Initiative for Asthma. Global Strategy for Asthma Management and Prevention 2018 update.
2. Spruit MA, Singh SJ, Garvey C et al. An official American Thoracic Society/European Respiratory Society statement: key concepts and advances in pulmonary rehabilitation. Am J Respir Crit Care Med 2013;188(8):e13-64. doi: 10.1164/rccm.201309-1634ST.
3. Desiraju K, Agrawal A. Impulse oscillometry: The state-of-art for lung function testing. Lung India 2016;33(4):410-416. doi: 10.4103/0970-2113.184875
4. Pellegrino R, Viegi G, Brusasco V et al. Interpretative strategies for lung function tests. European Respiratory Journal 2005;26(5):948-968. doi: 10.1183/09031936.05.00035205
5. Starczewska‐Dymek L, Bożek A, Dymek T. Application of the forced oscillation technique in diagnosing and monitoring asthma in preschool children. Adv Respir Med 2019;87:26‐35. doi: 10.5603/ARM.a2019.0005.
6. King GG, Bates J, Berger KI et al. Technical Standards for Respiratory Oscillometry. Eur Respir J 2020;55(2):1900753. doi: 10.1183/13993003.00753-2019.
7. Kraft M, Djukanovic R, Wilson S et al. Alveolar tissue inflammation in asthma. Am J Respir Crit Care Med 1996;154(5):1505-1510. doi: 10.1164/ajrccm.154.5.8912772.
8. Kraft M, Pak J, Martin RJ et al. Distal lung dysfunction at night in nocturnal asthma. Am J Respir Crit Care Med 2001;163(7):1551-1556. doi: 10.1164/ajrccm.163.7.2008013.
9. Lehtimäki L, Kankaanranta H, Saarelainen S et al. Increased alveolar nitric oxide concentration in asthmatic patients with nocturnal symptoms. Eur Respir J 2002;20(4):841-845. doi: 10.1183/09031936.02.00202002.
10. Kaminsky DA, Irvin CG, Gurka DA et al. Peripheral airways responsiveness to cool, dry air in normal and asthmatic individuals. Am J Respir Crit Care Med 1995;152(6 Pt 1):1784-1790. doi: 10.1164/ajrccm.152.6.8520737.
11. Aronsson D, Tufvesson E, Bjermer L. Comparison of central and peripheral airway involvement before and during methacholine, mannitol and eucapnic hyperventilation challenges in mild asthmatics. Clin Respir J 2011;5(1):10-18. doi: 10.1111/j.1752-699X.2009.00183.x.
12. Dencker M, Malmberg LP, Valind S et al. Reference values for respiratory system impedance by using impulse oscillometry in children aged 2–11 years. Clin Physiol Funct Imaging 2006;26(4):247-250. doi: 10.1111/j.1475-097X.2006.00682.x.
13. Frei J, Jutla J, Kramer G et al. Impulse Oscillometry: Reference Values in Children 100 to 150 cm in Height and 3 to 10 Years of Age. CHEST 2005;128(3):1266-1273. doi: 10.1378/chest.128.3.1266.
14. Nowowiejska B, Tomalak W, Radliński J et al. Transient reference values for impulse oscillometry for children aged 3–18 years. Pediatr Pulmonol 2008;43(12):1193-1197. doi: 10.1002/ppul.20926.
15. Park JH, Yoon JW, Shin YH et al. Reference values for respiratory system impedance using impulse oscillometry in healthy preschool children. Korean journal of pediatrics 2011;54(2):64-68. doi: 10.3345/kjp.2011.54.2.64