ĐÁNH GIÁ BỆNH TỒN LƯU TỐI THIỂU BẰNG ĐẾM TẾ BÀO DÒNG CHẢY Ở TRẺ BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO B SAU ĐIỀU TRỊ TẤN CÔNG VÀ TRƯỚC DUY TRÌ

Đặng Thị Hà1, Nguyễn Quang Tùng2, Bùi Ngọc Lan1, Nguyễn Thanh Bình1,2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đánh giá bệnh tồn lưu tối thiểu (MRD: Minimal Residual Disease) bằng phương pháp đếm tế bào dòng chảy là phương pháp xét nghiệm có độ nhạy, độ đặc hiệu cao, có thể phát hiện quần thể tế bào ác tính ở mức 1/104 tế bào. Chỉ số MRD là một yếu tố quan trọng trong theo dõi, đánh giá đáp ứng điều trị cũng như tiên lượng bệnh. Hiện nay, xét nghiệm đánh giá MRD đang áp dụng cho các phác đồ điều trị bệnh bạch cầu cấp (BCC) đặc biệt dòng lympho B. Mục tiêu: (1) Phân tích đặc điểm dấu ấn miễn dịch và kiểu hình miễn dịch liên quan lơ xê mi (LAIPs) để xác định MRD. (2) Đánh giá MRD ở bệnh nhân điều trị bệnh BCC dòng lympho B sau giai đoạn tấn công và trước duy trì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 180 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh BCC dòng lympho B và 70 bệnh nhân được đánh giá MRD tại thời điểm sau điều trị tấn công và trước duy trì. Máy Facscanto 10 màu được sử dụng để phân tích dấu ấn miễn dịch. Kết quả và kết luận: Các dấu ấn miễn dịch đặc trưng dòng lympho B như CD19, CD10, CD79a xuất hiện với tỷ lệ rất cao > 95% trong BCC dòng B. Các LAIPs đặc trưng dòng và không đặc trưng dòng như CD10, CD19, CD20, CD34, CD45, CD38, CD123, CD66 rất có giá trị trong đánh giá MRD. Các cặp LAIPs
thường được sử dụng CD10/CD19/CD20/CD45; CD38/CD34/CD19/CD45; CD123/CD19/CD34/CD45. Sau điều trị tấn công 87,2% bệnh nhân có kết quả MRD < 0,01%. Tuy nhiên, trước khi vào điều trị duy trì vẫn còn 2,8% bệnh nhân có MRD > 0,01% không đạt lui bệnh, cần phải thay đổi phác đồ điều trị.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Mihaela Onciu. Acute Lymphoblastic Leukemia.
Hematol Omcol Clin N Am23, 2009, 655-674.
2. Đỗ Trung Phấn. Bệnh Leukemia cấp: Phân
loại, chẩn đoán, điều trị. Nhà xuất bản Y học,
2003, trang 167-175.
3. Campana D, Coustan-Smith E. Advances in
the immunological monitoring of childhood acute
lymphoblastic leukemia. Best Practice Research
Clinical Hematology, 2002, Vol.15, No 1, 1-19.
4. Migle J, Reda M, Laimonas G et al. Optimizing
detection of minimal residual disease in B-precusor
acute lymphoblastic leukemia by multiparameter fl ow
cytometry. Acta medica lituanica, 2007, Vol.14,
No 4, 257-266.
5. N. Braham Jmili, M.C.Jacob, S. Yacoub et al.
Flow Cytometry Evaluation of Minimal Residual
Disease in Acute Lyphoblastic Leukemia Type B.
The Open Leukemia Journal, 2010, 2, 47-54.
6. Khurram M et al. Frequency of aberrent
expression of CD markers in cases of acute leukemia.,
Medical Journal of Islamic World Academy of
Sciences, 2010, Vol. 18, pp. 55-60.
7. Iwamoto S et al. Flow cytometric analysis of
de novo acute lymphoblastic leukemia in childhood:
report from the Japanese Pediatric Leukemia/
Lymphomas Study Group, Int J Hematol, 2011,
Vol. 94, pp. 185-192.
8. Kerrie Wilson, Marian Case, Lynne Minto et
al. Flow minimal residual disease monitoring of
candidate leukemia stem cells defi ned by the
immunophenotype, CD34+CD38 lowCD19+ in B
lineage childhood acute lymphoblastic leukemia.
Heamatologica, 2010, 95(4): 679-683.
9. Nagwa M. Hassanein, Felisa Alcancia,
Kathryn R. Perkinson et al. Distinct Expression
Patterns of CD123 and CD34 on Normal Bone
Marrow B-Cell Precusors (Hematogones) and B
lymphoblastic Leukemia Blast. Am J Clin Pathol,
2009, 132 (4) 573-580.
10. Trần Thị Hồng Hà, Đặng Thị Hà, Lương Thị
Nghiêm et al. Đánh giá còn bệnh tối thiểu bằng
fl ow cytometry trên bệnh nhi bạch cầu cấp thể B
lympho tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y
học Việt Nam, 2012, trang 117-126.