ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG CÓ KHÁNG THỂ ANTIPHOSPHOLIPID TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Tạ Thành Hưng1, Trần Thúy Nguyên2, Nguyễn Hữu Lộc2, Trần Minh Quang2, Hoàng Đình Cường2, Nguyễn Thị Hạ2, Hoàng Thị Hiu2, NGuyễn Thị Cẩm Tú2, Đỗ Đăng Trí2
1 Đại học Y Dược TP HCM
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự hiện diện của kháng thể antiphospholipid (aPL) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây huyết khối và là yếu tố tiên lượng bệnh tiến triển nặng hơn ở các trẻ Lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Cách thức tiếp cận tình trạng này vẫn chưa thống nhất giữa các trung tâm trên thế giới và hầu hết dựa trên các nghiên cứu ở người lớn, các báo cáo loạt ca nhỏ cũng như kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ. Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có báo cáo nào về đặc điểm của kháng thể aPL trên dân số SLE trẻ em. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả tần suất lưu hành của kháng thể aPL trên dân số SLE trẻ em và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhi này tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 55 bệnh nhi SLE và được xét nghiệm kháng thể aPL tại khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 03/2022. Kết quả: Tại thời điểm chẩn đoán, tỷ lệ kháng thể aPL dương tính là 9/55 (16%); trong đó Lupus anticoagulant dương tính 8/9 (89%), anticardiolipin dương tính 2/9 (22%) và anti-β2-glycoprotein I dương tính 5/9 (56%). Trong nhóm bệnh nhi SLE có kháng thể aPL, tuổi khởi phát bệnh trung vị là 12 tuổi; biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là ban da (56%) và đau khớp
(44%); biểu hiện cận lâm sàng thường gặp nhất là thiếu máu (100%), giảm bổ thể C3 (100%), ANA dương tính (89%); có 1 trường hợp (11%) xuất hiện biến cố huyết khối động mạch (nhồi máu não). Kết luận: Kháng thể aPL dương tính ở các trẻ SLE là một tình trạng không thường gặp nhưng cần được lưu ý trong thực hành lâm sàng. Tổn thương cơ quan thường gặp nhất của trẻ SLE có kháng thể aPL là da và huyết học.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Avcin, T. and K.M. O’Neil, Antiphospholipid
Syndrome, in Textbook of Pediatric Rheumatology,
R.E. Petty, et al., Editors. 2021, Elsevier: Philadelphia.
p. 330-345.
2. Madison, J.A., Y. Zuo, and J.S. Knight,
Pediatric antiphospholipid syndrome. European
Journal of Rheumatology, 2020. 7(Suppl 1): p. S3.
3. Soybilgic, A. and T. Avcin, Pediatric APS:
state of the art. Current Rheumatology Reports,
2020. 22(3): p. 1-16.
4. Groot, N., et al., European evidence-based
recommendations for diagnosis and treatment
of paediatric antiphospholipid syndrome: the
SHARE initiative. Annals of the rheumatic diseases,
2017. 76(10): p. 1637-1641.
5. Klein-Gitelman, M.S. and M.W. Beresford,
Systemic Lupus Erythematosus, Mixed Connective
Tissue Disease, and Undiff erentiated Connective
Tissue Disease, in Textbook of Pediatric Rheumatology,
R.E. Petty, et al., Editors. 2021, Elsevier: Philadelphia.
p. 295-329.
6. Hahn, B.H., et al., American College of
Rheumatology guidelines for screening, treatment,
and management of lupus nephritis. Arthritis
care & research, 2012. 64(6): p. 797-808.
7. Avcin, T., et al., A followup study of
antiphospholipid antibodies and associated
neuropsychiatric manifestations in 137 children
with systemic lupus erythematosus. Arthritis
Care & Research, 2008. 59(2): p. 206-213.
8. Ruiz-Irastorza, G., et al., Evidence-based
recommendations for the prevention and
long-term management of thrombosis in
antiphospholipid antibody-positive patients:
report of a task force at the 13th International
Congress on antiphospholipid antibodies. Lupus,
2011. 20(2): p. 206-218.
9. Descloux, E., et al., Paediatric systemic
lupus erythematosus: prognostic impact of
antiphospholipid antibodies. Rheumatology,
2008. 47(2): p. 183-187.
10. Ahluwalia, J., et al., Antiphospholipid
antibodies in children with systemic lupus
erythematosus: a long-term clinical and laboratory
follow-up status study from northwest India.
Rheumatology international, 2014. 34(5): p. 669 - 673.
11. Seaman, D.E., et al., Antiphospholipid
antibodies in pediatric systemic lupus erythematosus.
Pediatrics, 1995. 96(6): p. 1040-1045.
12. Avcin, T., et al., Pediatric antiphospholipid
syndrome: clinical and immunologic features of
121 patients in an international registry. Pediatrics,
2008. 122(5): p. e1100-e1107.
13. Campos, L.M., et al., Antiphospholipid
antibodies and antiphospholipid syndrome in 57
children and adolescents with systemic lupus
erythematosus. Lupus, 2003. 12(11): p. 820-826.
14. Garabet, L., et al., Antiphospholipid
antibodies are associated with low levels of
complement C3 and C4 in patients with systemic
lupus erythematosus. Scandinavian journal of
immunology, 2016. 84(2): p. 95-99.
15. Islabao, A.G., et al., Childhood-onset systemic
lupus erythematosus-related antiphospholipid
syndrome: A multicenter study with 1519 patients.
Autoimmunity Reviews, 2020. 19(12): p. 102693.
16. Tarr, T., et al., Clinical thrombotic manifestations
in SLE patients with and without antiphospholipid
antibodies: a 5-year follow-up. Clinical reviews in
allergy & immunology, 2007. 32(2): p. 131-137.
17. Chock, Y.P., et al., Antiphospholipid
antibodies and the risk of thrombocytopenia in
patients with systemic lupus erythematosus: a
systematic review and meta-analysis. Autoimmunity
Reviews, 2019. 18(11): p. 102395.
18. Islabao, A.G., et al., Managing Antiphospholipid
Syndrome in Children and Adolescents: Current
and Future Prospects. Pediatric Drugs, 2022.
24(1): p. 13-27.