ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA TỶ SỐ PROTEIN/CREATININE NIỆU Ở TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT

Nguyễn Thị Ánh1, Đặng Văn Chức2, Nguyễn Ngọc Sáng2, Trần Thị Ngọc Hòa3
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Đại học Y Dược Hải Phòng
3 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Trẻ em
Hải Phòng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020.
2. Phân tích giá trị của tỷ số protein/creatinine niệu trong dự đoán nồng độ protein niệu 24 giờ ở các bệnh nhân trên.
Đối tượng nghiên cứu: 103 trẻ được chẩn đoán HCTHTP điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình mắc là 5,56 ± 3,05 tuổi. Trẻ nam mắc nhiều hơn so với trẻ nữ với tỷ lệ 2,3/1. HCTHTP thường phân bố chủ yếu ở nông thôn chiếm 72,8% so với thành thị và hải đảo lần lượt là 23,3% và 3,9%. Có mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ số protein/creatinine niệu ngẫu nhiên và protein niệu 24 giờ với r = 0,88; p< 0,001. Pr24h= 0,47 x P/C-43,03. Đơn vị: Pr24h (mg/kg/ngày) P/C (mg/mmol). Kết luận: Bệnh nhi mắc hội chứng thận hư tiên phát gặp phần lớn ở trẻ nam, chủ yếu lứa tuổi học đường, triệu chứng chủ yếu là phù, giảm nặng albumin máu và protein niệu tăng cao. Nghiên cứu của chúng tôi góp phần khẳng định mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ số protein/creatinine niệu ngẫu nhiên và giá trị protein niệu 24 giờ. Từ đó trong sàng lọc phát hiện, chẩn đoán và theo dõi hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em có thể dùng tỷ số protein/creatinine niệu ngẫu nhiên thay thế cho protein niệu 24 giờ trong đánh giá protein niệu.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Rovin B.H., Adler S.G., Barratt J., et al. (2021).
KDIGO 2021 Clinical Practice Guideline for the
Management of Glomerular Diseases. Kidney Int,
100(4), S1-S276.
2. KDIGO-GN-Guideline (2012), Official
Journal of the International Society of Nephrology.
3. Carter S.A., Mistry S., Fitzpatrick J., et al.
(2019). “Prediction of Short- and Long-Term
Outcomes in Childhood Nephrotic Syndrome”.
Kidney Int Rep, 5(4), 426-434.
4. Nguyễn Ngọc Sáng, Lê Nam Trà (2016), Hội
chứng thận hư tiên phát, Sách giáo khoa Nhi
khoa (Textbook of Pediatrics lần thứ nhất), NXB Y
học, tr. 1150-1161.
5. Singh R., Bhalla K., Nanda S., et al.
(2019).“Correlation of spot urinary protein:
Creatinine ratio and quantitative proteinuria in
pediatric patients with nephrotic syndrome”.
J Fam Med Prim Care, 8(7), 2343- 2346.
6. Navale R., Kobal M., Dixit R., et al. (2015). “A
study of random urine protein to creatinine ratio in
the diagnosis of nephrotic syndrome in children”. Int
J Contemp Pediatr, 1.
7. Abitbol C., Zilleruelo G., Freundlich M., et al.
(1990).“Quantitation of proteinuria with urinary
protein/creatinine ratios and random testing
with dipsticks in nephrotic children”. J Pediatr,
116(2), 243-247.
8. Hou J., Cheng Y., Hou Y., et al. (2019).
“Lower Serum and Higher Urine Immunoglobulin
G Are Associated with an Increased Severity of
Idiopathic Membranous Nephropathy”. Ann Clin
Lab Sci, 49(6), 777- 784.