NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ MAGNE MÁU Ở BỆNH NHÂN NẶNG TẠI KHOA NHI CẤP CỨU- HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN - NHI ĐÀ NẴNG

Võ Hữu Hội1, Thái Thị Bảo Trang1, Lê Thị Thùy Dương1
1 Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ rối loạn magne máu luôn ở mức cao và tỷ lệ bệnh nhân cần bổ sung magne tăng lên sau các ngày điều trị tại khoa Hồi sức cho thấy tầm quan trọng của việc khảo sát, phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn magne máu và các biến chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tất cả các trường hợp bệnh nhân nặng theo tiêu chuẩn ETAT của WHO nhập khoa Nhi cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Phụ Sản- Nhi Đà Nẵng
từ tháng 12/2020 đến tháng 09/2021. Kết quả: Trong 173 bệnh nhi nặng, có 16,2% bệnh nhân có tình trạng rối loạn magne máu trong đó hạ magne máu chiếm 12,7% và tăng magne máu là 3,5%. Nồng độ magne máu của bệnh nhi nặng phân bố từ 0,41 mmol/L đến 1,57 mmol/L, trung bình 0,88 ± 0,19 mmol/L. Nhóm bệnh lý chủ yếu được chẩn đoán ở bệnh nhân nặng tại khoa hồi sức là bệnh lý thần kinh (22,5%), hậu phẫu tim bẩm sinh (20,2%) và các bệnh lý khác
(19,1%). Điểm hôn mê Glasgow trung bình ở nhóm bệnh nhân có tăng magne máu (6,5 ± 4,2) thấp hơn nhóm bệnh nhân có nồng độ magne máu bình thường và hạ magne máu (p < 0,05). Điểm PELOD-2 cao hơn ở nhóm trẻ có magne máu bất thường (p < 0,05), đặc biệt cao ở những trẻ có tăng magne máu (12,8 ± 6,9). Tỷ lệ hạ magne máu có liên quan tình trạng hạ calci máu,
hạ albumin máu và toan chuyển hóa ở bệnh nhân nặng. Bệnh nhân nặng tử vong có tỷ lệ nồng độ magne máu bất thường (34,8%) cao hơn so với bệnh nhân nặng được điều trị thành công (13,3%). Kết luận: Tỷ lệ rối loạn magne máu trong khoa hồi sức khá cao và có ảnh hưởng đến kết cục, do đó nên được đánh giá một cách thường quy để phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Hậu và cs. (2012), Tình trạng
giảm các ion nội bào và yếu tố liên quan đến
giảm phospho máu ở bệnh nhi nặng điều trị tại
khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 2, Tạp chí Dinh
dưỡng và Thực phẩm, 8(4), tr. 61-72.
2. Agus Z.S. (1999), “Hypomagnesemia”,
Journal of the American Society of Nephrology.
10(7), pp. 1616.
3. Beleidy Ahmed & El-Sherbini S.E., Heba &
Ahmed, Arwa (2017), “Calcium, magnesium and
phosphorus defi ciency in critically ill children. “,
Egyptian Pediatric Association Gazette. 65(2), pp.
60-64.
4. Dandinavar Siddappa F. D.S., Ratageri
Vinod H., Wari Prakash K. (2019), “Prevalence of
hypomagnesemia in children admitted to pediatric
intensive care unit and its correlation with patient
outcome.”, International Journal of Contemporary
Pediatrics. 6(2), pp. 462-467.
5. Erdogan S. (2018), “Hypomagnesemia in
critically ill children”, Iranian Journal of Pediatrics.
28(6).
6. Escuela M.P., Guerra M., Anon J.M., Martinez -
Vizcaino V., et al. (2005), “Total and ionized serum
magnesium in critically ill patients”, Intensive
Care Med. 31(1), pp. 151-156.
7. Hansen B.A. and Bruserud O. (2018),
“Hypomagnesemia in critically ill patients”, J
Intensive Care. 6, pp. 21.
8. Jiang P., Lv Q., Lai T. and Xu F. (2017), “Does
Hypomagnesemia Impact on the Outcome of
Patients Admitted to the Intensive Care Unit? A
Systematic Review and Meta-Analysis”, Shock.
47(3), pp. 288-295.
9. Kiran H. (2015), “Serum Magnesium levels in
critically ill patients - A Prospective Study”, Int J
Sci Study. 3, pp. 241-244.
10. Limaye C.S., Londhey V.A., Nadkart M.Y.
and Borges N.E. (2011), “Hypomagnesemia in
critically ill medical patients”, J Assoc Physicians
India. 59, pp. 19-22.
11. Mousavi S.A.J., Salimi S. and Rezai M.J.T.
(2010), “Serum magnesium level impact on the
outcome of patients admitted to the intensive
care unit”. 9(4), pp. 28-33.
12. Ngwalangwa F., Phiri C.H.A., Dube Q.,
Langton J., et al. (2019), “Risk Factors for
Mortality in Severely Ill Children Admitted to a
Tertiary Referral Hospital in Malawi”, Am J Trop
Med Hyg. 101(3), pp. 670-675.
13. Prakash Joshi, Sumit Agrawal and Umesh
Prasad Sah (2020), “Study of Morbidity and
Mortality Pattern of Children Admitted in
Paediatric Intensive Care Unit of Tertiary Care
Children’s Hospital”, Journal of Nepal Pediatric
Society. 4(3).
14. Safavi M. and Honarmand A. (2007),
“Admission hypomagnesemia--impact on mortality
or morbidity in critically ill patients”, Middle East
J Anaesthesiol. 19(3), pp. 645-660.
15. Saleem A.F. and Haque A. (2009), “On
admission hypomagnesemia in critically ill children:
Risk factors and outcome”, The Indian Journal of
Pediatrics. 76(12), pp. 1227-1230.
16. Singhi S.C., Singh J. and Prasad R.
(2003), “Hypo- and hypermagnesemia in an
Indian Pediatric Intensive Care Unit”, J Trop
Pediatr. 49(2), pp. 99-103.
17. Soliman H.M., Mercan D., Lobo S.S., Melot
C., et al. (2003), “Development of ionized
hypomagnesemia is associated with higher
mortality rates”, Crit Care Med. 31(4), pp. 1082 - 1087.
18. World (2016), Updated guideline: paediatric
emergency triage, assessment and treatment:
care of critically-ill children, World Health
Organization, Geneva, pp. 74 p.
19. Zafar M.S., Wani J.I., Karim R., Mir M.M., et al.
(2014), “Signifi cance of serum magnesium levels
in critically ill-patients”, Int J Appl Basic Med Res.
4(1), pp. 34-37.