NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT- PROBNP Ở BỆNH NHI SUY HÔ HẤP NẶNG TẠI KHOA NHI CẤP CỨU- HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN - NHI ĐÀ NẴNG

Võ Hữu Hội1, Võ Tấn Ngà1
1 Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy hô hấp nặng là một tình trạng lâm sàng phổ biến ở trẻ em, nguyên nhân thường do các bệnh lý đường hô hấp, suy tim... Mục tiêu: Khảo sát nồng độ NT-ProBNP và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhi suy hô hấp nặng và xác định giá trị tiên lượng của NT-ProBNP ở nhóm bệnh nhi suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 74 bệnh nhi từ 2 tháng đến 16 tuổi có biểu hiện suy hô hấp nặng được điều trị tại khoa Hồi sức Nhi, Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng từ 1/2021- 1/2022. Kết quả: Giá trị của NT-ProBNP tại điểm cắt 1061,8 pg/ml có giá trị rất tốt trong chẩn đoán suy hô hấp nặng do suy tim, độ nhạy là 92,7%, độ đặc hiệu là 89,5% và AUC là 0,96. Nồng độ NT-ProBNP có tương quan tuyến tính thuận với điểm
Ross sửa đổi (r = 0,658, p < 0,001) và PAPs (r = 0,303; p = 0,025), tương quan tuyến tính nghịch với EF (r = - 0,45; p = 0,001). Điểm cắt 13717,5 pg/ml của NT-ProBNP có giá trị tương đối tốt trong tiên lượng tử vong ở nhóm trẻ suy tim với độ nhạy là 92,3%, độ đặc hiệu là 50,0% và AUC là 0,72. Kết luận: Nồng độ NT-ProBNP có thể giúp chẩn đoán, loại trừ suy tim ở bệnh nhi suy hô hấp nặng và có giá trị tương đối tốt trong tiên lượng tử vong ở nhóm trẻ suy tim.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2019), “Suy hô hấp
cấp trẻ em”, Hướng dẫn điều trị Nhi khoa, Nhà
xuất bản Y học, tr 12 - 16.
2. Bộ Y tế (2015), “Suy tim ứ huyết”, Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở
trẻ em, tr. 293-297.
3. Ngô Anh Vinh (2019), “Nghiên cứu giá trị
chẩn đoán của chỉ số B type natriuretic peptide
trong suy tim ở trẻ em”, Luận án Tiến sĩ Y học.
4. Boer S.L, Rizopoulos D., Sarvaas G. et al
(2016), “Usefulness of serial N-terminal Pro-
B-type Natriuretic Peptide measurements to
predict cardiac death in acute and chronic dilated
cardiomyopathy in children”, The American J of
Cardiology. 118(11), pp. 1723-1729.
5. Cohen S., Springer C., Avital A. et al (2005),
“Amino-Terminal Pro-Brain-Type Natriuretic Peptide
Heart or Lung DISEASE in pediatric Respiratory
distress”, Pediatrics. 115, pp. 1347- 1350.
6. Gan C.T, McCann G.P, Marcus J.T et al (2006),
“NT-proBNP refl ects right ventricular structure
and function in pulmonary hypertension”, Eur
Respir J. 28(6), pp. 1190 - 1194.
7. Isah I.A., Sadoh W.E. Iduoriyekemwen N.J
et al (2017), “Usefulness of amino terminal pro-
B-type natriuretic peptide in evaluating children
with cardiac failure”, Cardiovascular Diagnosis
and Therapy. 7(4), pp. 380-388.
8. Lin C.W., Zeng X.L, Jiang S.H et al (2013),
“Role of the NTproBNP level in the diagnosis of
pediatric heart failure and investigation of novel
combined diagnostic criteria”, Experiment and
therapeutoc medicine 6, pp. 995-999.
9. Mukalla Z., Nova R., Yangtjik Y et al (2017),
“Using N-terminal pro-B-type natriuretic peptide
to diagnose cardiac abnormalities in children with
dyspnea”, Paediatr Indonesian. 57(3),pp. 124-128.
10. Rajan A., Ashvij S., Alva P. et al (2018),
“Correlation between NT pro-b-type Natriuretic
peptide and left ventricular ejection fraction in
children presenting with Dyspnea – a prospective
cohort study”, Pediatric Review: International
Journal of Pediatric Research. 5(11), pp. 569- 574.
11. Ross RD (2001), “Grading the graders of
congestive heart failure in children”, The Journal
of Pediatrics. 138, pp. 618 - 620.
12. Ross R.D (2012), “The Ross classifi cation
for heart failure in children after 25 years: a
review and an age-stratifi ed revision”, Pediatr
Cardiol. 33, pp. 1295–1300.
13. The Royal Children’s Hospital Melbourne
(2019), “Assessment of severity of respiratory
conditions”, Clinical Practice Guidelines.
14. Valverde I, Paolino A., Gotarredona
M. et al (2015), “NT-proBNP as a biomarker of
right ventricular dilatation and pulmonary
regurgitation in Tetralogy of Fallot.”, J Cardiovasc
Magn Reson. 17(1), pp. 100.
15. Weber M., Hamm C. (2006), “Role of
B-type natriuretic peptide (BNP) and NT-proBNP
in clinical routine “, Heart. 92, pp. 843-849.