NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CƠN NGƯNG THỞ BỆNH LÝ Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG

Nguyễn Thị Thanh Bình, Phan Thị Hiền, Phan Hùng Việt, Hoàng Mai Linh, Nguyễn Thị Thảo Trinh

##plugins.themes.vojs.article.main##

Abstract

Đặt vấn đề: Cơn ngưng thở là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng. Tần suất xuất hiện khoảng 85% ở trẻ từ 28-30 tuần và hầu hết trẻ sơ sinh dưới 1000 gram. Khi cơn ngưng thở kéo dài sẽ gây thiếu oxy nuôi các cơ quan, đặc biệt có thể dẫn đến tổn thương não và những di chứng thần kinh nặng nề. Do đó, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu một số mối liên quan đến cơn ngưng thở bệnh lý ở trẻ sơ sinh non tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả. Cỡ mẫu thuận tiện gồm 64 trẻ sơ sinh dưới 37 tuần có cơn ngưng thở trên 5 giây trong thời gian điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả: Trong 64 trẻ thuộc
nhóm nghiên cứu, tuổi thai trung bình là 31,2 ± 2,8 tuần, cân nặng trung bình là 1582,5 ± 569,6 gram. 34,4% trẻ có cơn ngưng thở bệnh lý. 62,5% trẻ xuất hiện cơn ngưng thở ngày đầu sau sinh, thời gian ngưng thở trung bình là 9,4 giây. Có mối liên quan giữa cơn ngưng thở bệnh lý với tuổi thai, cân nặng lúc sinh, mức độ suy hô hấp và bệnh màng trong (p<0,05). Kết luận: Trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai càng nhỏ, cân nặng càng thấp, suy hô hấp càng nặng, nồng độ hemoglobin giảm và có bệnh màng trong có tỷ lệ xuất hiện cơn ngưng thở bệnh lý càng cao.

##plugins.themes.vojs.article.details##

References

1. Eichenwald EC, Hansen AR, Stark AR et al.
Apnea. Cloherty and Stark’s manual of neonatal
care. 2017; p.437-44.
2. Zhao J, Gonzalez F, Mu D. Apnea of
prematurity: from cause to treatment. European
journal of pediatrics. 2011;170(9): 1097-105.
3. Lee H, Rusin CG, Lake DE et al. A new
algorithm for detecting central apnea in neonates.
Physiological measurement. 2011; 33 (1):1.
4. Nagraj VP, Lake DE, Kuhn L et al. Central
apnea of prematutiry: does sex matter? American
journal of perinatology. 2021;38(13): 1428-34.
5. Regenbogen E, Zhang S, Yang J et al.
Epidemiological trends among preterm infants with
apnea: A twelve-year database review. International
journal of pediatric otorhinolaryngology. 2018;
107: 86-92.
6. Bairam A, Laflamme N, Drolet C et al.
Sex-based diff erences in apnoea of prematurity:
A retrospective cohort study. Experimental physiology.
2018;103(10): 1403-11.
7. Fairchild K, Mohr M, Paget-Brown et al.
Clinical associations of immature breathing in
preterm infants: part 1-central apnea. Pediatric
research. 2016;80(1):21-7.
8. Lorch SA, Srinivasan L, Escobar GJ.
Epidemiology of apnea and bradycardia resolution
in premature infants. Pediatrics. 2011; 128(2):
e366-e73.
9. Laouafa S, Iturri P, Arias-Reyes C et al.
Erythropoietin and caff eine exert similar protective
impact against neonatl intermittent hypoxia: apnea
of prematurity and sex dimorphism. Experimental
neurology. 2019; 320:112985.
10. Katz-Salamon M. Delayed chemoreceptor
responses in infants with apnoea. Archives of
disease in childhood. 2004; 89(3):261-6.
11. Pergolizzi Jr JV, Fort P, Miller TL et al.
The epidemiology of apnoea of prematurity.
Journal of clinical pharmacy and therapeutics.
2022;47(5):685-93.
12. Henderson-Smart D. The effect of gestational
age on the incidence and duration of recurrent
apnoea in newborn babies. Journal of pediatrics
and child health. 1981;17(4): 273-6.
13. Robertson CM, Watt MJ, Dinu IA. Outcomes
for the extremely premature infant: what is new?
And where are we going?. Pediatric neurology.
2009; 40(3): 189-96.
14. Barrington K, Finer N. The natural history
of the appearance of apnea of prematurity.
Pediatric research. 1991; 29(4): 372-5.
15. Mesquita M, Ratola A, Tiago J et al. Neonatal
hypotonia: is it a diagnostic challenge?. Revista
de neurologia. 2018; 67(8): 287-92.
16. Alvaro RE. Control of breathing and apnea
of prematurity. Neoreviews. 2018;19(4):e224-e34.
17. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Cẩm
Ly, Hoàng Thị Thanh Xuân và cộng sự. Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của một số
nguyên nhân gây suy hô hấp thường gặp ở trẻ
sơ sinh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
2018;23(4):208-15.
18. Olivier F, Nadeau S, Caouette G et al.
Association between apnea of prematurity and
respiratory distress syndrome in late preterm
infants: an observational study. Frontiers in
pediatrics. 2016; 4:105.
19. Zagol K, Lake DE, Vergales B et al. Anemia,
apnea of prematurity, and blood transfusions.
The journal of pediatrics. 2012;161(3): 417-21.
20. Bishara N, Ohls RK. Current controversies
in the management of the anemia of prematurity.
Seminars in perinatology. Elsevier. 2009.