ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Trần Văn Bảo1, Trần Vĩnh Phú1, Tôn Nữ Vân Anh1, Nguyễn Thị Diễm Chi2, Nguyễn Hữu Sơn2
1 Đại học Y Dược Đại học Huế
2 Bệnh viện Trung ương Huế

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và khảo sát một số yếu tố nguy cơ liên quan đến co giật do sốt (CGDS) ở trẻ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng và mô tả cắt ngang. Trên 280 bệnh nhi có sốt nhập viện tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế từ 08/2021- 05/2022. Được chia thành 2 nhóm: nhóm được chẩn đoán CGDS và nhóm có sốt nhưng không có co giật. Kết quả: CGDS xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 36 tháng (87,2%), cao nhất ở nhóm tuổi 12-24 tháng (50,9%), tuổi trung bình là 21,5 ± 12,1 tháng. Tỷ lệ nam/nữ là 1,5. Phần lớn trẻ co giật ở nhiệt độ từ 39oC trở lên (85,0%), nhiệt độ trung bình là 39,4 ± 0,7oC. Hầu hết trẻ CGDS trong vòng 12 giờ từ khi có sốt (78,6%). Bệnh lý hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây CGDS ở trẻ (59,3%). CGDS đơn thuần chiếm 65,0%. Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa CGDS lần đầu
và CGDS tái phát (p>0,05). Có sự liên quan giữa tiền sử gia đình, tình trạng trẻ sau sinh, bệnh gây sốt và diễn tiến đợt sốt với tình trạng CGDS (p<0,05). Kết luận: Co giật do sốt xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 36 tháng, ở nhiệt độ từ 39oC trở lên, phần lớn là co giật do sốt đơn thuần. Có sự liên quan giữa tiền sử gia đình, tình trạng trẻ sau sinh, bệnh gây sốt và diễn tiến đợt sốt với tình trạng co giật do sốt.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Xuân Hương,
Nguyễn Bích Hoàng và cs. Đặc điểm và một số
yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt
Nam, 2022, 512(2), tr. 137-141.
2. Heydarian F., Bakhtiari E., Yousefi S. et al.
The fi rst febrile seizure: an updated study for
clinical risk factors. Iranian Journal of Pediatrics,
2018, 28(6).
3. Jain S., Santhosh A. Febrile Seizures:
Evidence for Evolution of an Operational Strategy
from an Armed Forces Referral Hospital. Pediatric
Health Med Ther, 2021, (12), pp. 151-159.
4. Jang H. N., Yoon H. S., Lee E. H. Prospective
case control study of iron defi ciency and the risk
of febrile seizures in children in South Korea. BMC
pediatrics, 2019, 19(1), pp. 1-8.
5. Leung A. K., Hon K. L., Leung T. N. Febrile
seizures: an overview. Drugs Context, 2018, 7, p.
212536.
6. Pokhrel R. P., Bhurtel R., Malla K. K., et al.
Study of Febrile Seizure among Hospitalized
Children of a Tertiary Centre of Nepal: A
Descriptive Cross-sectional Study. JNMA J Nepal
Med Assoc, 2021, 59(238), pp. 526-530.
7. Saket S., Nasehi M. M., Halimi Asl A. A., et al.
Evaluation of serum Glucose, Sodium, Calcium,
and Magnesium levels in Children with Febrile
Seizures admitted to hospitals affi liated to
Shahid Beheshti University of Medical Sciences.
Armaghane Danesh, 2022, 27(1), pp. 0-0.
8. Sharawat I. K., Singh J., Dawman L., et al.
Evaluation of Risk Factors Associated with First
Episode Febrile Seizure. J Clin Diagn Res, 2016,
10(5), pp. SC10-13.
9. Stafstrom C. E. Febrile seizures research is
really heating up!. Epilepsy Curr, 2011, 11(1), pp.
30-32.
10. Thebault-Dagher F., Lafontaine M. P.,
Knoth I. S., et al. Febrile seizures and increased
stress sensitivity in children: How it relates to
seizure characteristics. Epilepsy Behav, 2019, 95,
pp. 154-160.