KIỂU HÌNH VÀ KIỂU GEN Ở TRẺ EM MẮC TOAN HÓA ỐNG THẬN XA: BÁO CÁO 6 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Nguyễn Hiếu Trung1, Nguyễn Đức Quang1
1 Bệnh viện Nhi đồng 1

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Toan hóa ống thận xa là một bệnh lý hiếm gặp do rối loạn chức năng bài tiết H+ ở ống xa, dẫn đến tình trạng toan máu mạn tính. Nếu không chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao, tiểu nhiều, còi xương, hạ kali máu, và calci hóa thận. Ở trẻ em, nguyên nhân thường gặp là do các bất thường về gen, với 3 gen thường gặp nhất: ATP6V0A4, ATP6V1B1, SLC4A1. Các bất thường gen khác nhau ảnh hưởng đến các biểu hiện lâm sàng khác nhau của bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hồi cứu, loạt ca. Kết quả: Có 6 trường hợp toan hóa ống thận xa do đột biến gen được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 1 năm 2021. Các biểu hiện lâm sàng được ghi nhận:
toan chuyển hóa anion gap bình thường 100%, hạ kali máu 67%, tiểu nhiều 100%, lùn 83.3%, nhẹ cân 67%, rối loạn chuyển hóa xương 100% (83% còi xương, 17% loãng xương), và 100% calci hóa thận. Một biểu hiện không mong đợi là hạ phosphor máu, một đặc tính của rối loạn chức năng ống thận gần, hiện diện 100% các trường hợp. Có 4 trường hợp đột biến gen SLC4A1 (67%) và 2 trường hợp đột biến gen ATP6V0A4 (33%). Trong 4 trường hợp đột biến gen SLC4A1, có 3 trường hợp đột biến lặn đồng hợp tử p.Gly701Asp/ p.Gly701Asp, 1 trường hợp đột biến trội dị hợp tử p.Arg589Cys. Cả 2 đột biến này đều đã được báo cáo trên y văn. Hai trường hợp đột biến gen ATP6V0A4 đều là đột biến mới, gồm 1 trường hợp đột biến dị hợp tử kép p.Ser479Phe/p. Ser473Phe và 1 trường hợp dị hợp tử kép Gln435Term/ p.Ala338_Leu339delinsVal. Sau 10,6 ± 5.4 (3-18) tháng điều trị với natri bicarbonate và kali chloride, có sự cải thiện độ lệch chuẩn chiều cao và cân nặng, hết hình ảnh còi xương trên Xquang (3/5 trường hợp), kali và phosphor máu bình thường (4/6 trường hợp), calci niệu bình thường (3/6 trường hợp). Kết luận: Giải trình tự gen thế hệ mới giúp chẩn đoán chính xác toan hoá ống thận xa do đột biến gen ở trẻ em. Điều trị kịp thời làm cải thiện các triệu chứng và kết cục lâu dài của bệnh.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Francesco Trepiccione, Steven B Walsh,
Gema Ariceta, Olivia Boyer, Francesco Emma,
Roberta Camilla, Pietro Manuel Ferraro, Dieter
Haff ner, Martin Konrad,Elena Levtchenko (2021),
“Distal Renal Tubular Acidosis: ERKNet/ESPN
Clinical Practice Points”, Nephrology Dialysis
Transplantation.
2. M. Alonso-Varela, H. Gil-Peña, E. Coto,
J. Gómez, J. Rodríguez, E. Rodríguez-Rubio,F.
Santos (2018), “Dist al renal tubular acidosis.
Clinical manifestations in patients with diff erent
underlying gene mutations”, Pediatr Nephrol,
33(9), pp. 1523-1529.
3. V. Palazzo, A. Provenzano, F. Becherucci, G.
Sansavini, B. Mazzinghi, V. Orlandini, L. Giunti, R.
M. Roperto, M. Pantaleo, R. Artuso, E. Andr eucci,
S. Bargiacchi, G. Trafi cante, S. Stagi, L. Murer,
E. Benetti, F. Emma, M. Giordano, F. Rivieri, G.
Colussi, S. Penco, E. Manfredini, M. R. Caruso, L.
Garavelli, S. Andrulli, G. Vergine, N. Miglietti, E.
Mancini, C. Malaventura, A. Percesepe, E. Grosso ,
M. Materassi, P. Romagnani, S. Giglio (2017), “The
genetic and clinical spectrum of a large cohort
of patients with distal renal tubular acidosis”,
Kidney Int, 91(5), pp. 1243-1255.
4. S. Khositseth, L. J. Bruce, S. B. Walsh,
W. M. Bawazir, G. D. Ogle, R. J. Unwin, M. K.
Thong, R. Sinha, K. E. Choo, W. Chartapisak,
P. Kingwatanakul, A. Sumboonnanonda, S.
Vasuvattakul, P. Yenchitsomanus,O. Wrong
(2012), “Tropical distal renal tubular acidosis:
clinical and epidemiological studies in 78
patients”, Qjm, 105(9), pp. 861-77.
5. E. Park, M. H. Cho, H. S. Hyun, J. I. Shin,
J. H. Lee, Y. S. Park, H. J. Choi, H. G. Kang,H. I.
Cheong (2018), “Genotype-Phenotype Analysis
in Pediatric Patients with Distal Renal Tubular
Acidosis”, Kidney and Blood Pressure Research,
43(2), pp. 513-521.
6. Eujin Park, Vilaphone Phaymany, Eun
Sang Yi, Sommanikhone Phangmanixay, Hae Il
Cheong, Yong Choi (2018), “Primary Autosomal
Recessive Distal R enal Tubular Acidosis Caused
by a Common Homozygous SLC4A1 Mutation
in Two Lao Families”, Journal of Korean medical
science, 33(13), pp. e95-e95.
7. World Health Organization (2006), “WHO
child growth standards: length/height-for-age,
weight-for-age, weight-f or-length, weight-forheight
and body mass index-for-age: methods
and development”, World Health Organization.
8. Kidney Disease: Improving Global
Outcomes CKD Work Group (2013), “KDIGO 2012
clinical practice guideline for the evaluation and
management of chronic kidney disease. Chapter
1: defi nition and classifi cation of CKD”, Kidney Int
Suppl, 3(1), pp. 19-62.
9. RB Payne (1998), “Renal tubular reabsorption
of phosphate (TmP/GFR): indications and
interpretation”, Annals of clinical biochemistry,
35(2), pp. 201-206.
10. G Van der Watt, F Omar, A Brink,M
McCulloch (2016), “Laboratory investigation of
the child with suspected renal disease”, Pediatric
Nephrology. 7th ed. Berlin, Germany: Springer
Berlin Heidelberg, pp. 626.
11. Martine T. P. Besouw, Marc Bien ias,
Patrick Walsh, Robert Kleta, William G. van’t Hoff ,
Emma Ashton, Lucy Jenkins, Detlef Bockenhauer
(2017), “Clinical and molecular aspects of distal
renal tubular acidosis in children”, Pediatric
Nephrology, 32(6), pp. 987-996.
12. H. Gil-Peña, N. Mejía,F. Santos (2014),
“Renal tubular acidosis”, J Pediatr, 164(4), pp.
691-698.e1.
13. Sergio Camilo Lopez - Garcia, Francesco
Emma, Stephen B Walsh, Marc Fila, Nakysa
Hooman, Marcin Zaniew, Aurélia Bertholet -
Thomas, Giacomo Colussi, Kathrin Burgmaier,
Elena Levtchenko (2019), “Treatment and longterm
outcome in primary distal renal tubular
acidosis”, Nephrology Dialysis Transplanta tion,
34(6), pp. 981-991.
14. Bahriye Atmis, Derya Cevizli, Engin
Melek, Atil Bisgin, Ilker Unal, Ali Anara t, Aysun
K Bayazit (2020), “Evaluation of phenotypic and
genotypic features of children with distal kidney
tubular acidosis”, Pediatric Nephrology, 35(12),
pp. 2297-2306.
15. P. T. Yenchitsomanus, S. Kittanakom,
N. Rungroj, E. Cordat,R. A. Reithmeier (2005),
“Molecular mechanisms of autosomal dominant
and recessive distal ren al tubular acidosis caused
by SLC4A1 (AE1) mutations”, J Mol Genet Med,
1(2), pp. 49-62.
16. V. S. Tanphaichitr, A. Sumboonnanonda,
H. Ideguchi, C. Shayakul, C. Brugnara, M. Takao, G.
Veerakul,S. L. Alper (1998), “Novel AE1 mutations
in recessive dist al renal tubular acidosis. Loss-offunction
is rescued by glycophorin A”, The Journal
of clinical investigation, 102(12), pp. 2173-2179.
17. P. T. Yenchitsomanus, S. Vasuvattakul,
S. Kirdpon, S. Wasanawatana, W. Susaengrat, S.
Sreethiphayawan, D . Chuawatana, S. Mingkum,
N. Sawasdee, P. Thuwajit, P. Wilairat, P. Malasit,S.
Nimmannit (2002), “Autosomal recessive distal
renal tubular acidosis caused by G701D mutation
of anion exchanger 1 gene”, Am J Kidney Dis,
40(1), pp. 21-9.
18. Daniel BatlleSyed K. Haque (2012),
“Genetic causes and mecha nisms of distal
renal tubular acidosis”, Nephrology Dialysis
Transplantation, 27(10), pp. 3691-3704.
19. Jean-Philippe Bertocchio, Sandrine
Genetet, Lydie Da Costa, Stephen B. Walsh,
Bertrand Knebelmann, Julie Galimand, Lucie
Bessenay, Corinne Guitton, Renaud De Lafaille,
Rosa Vargas-Poussou, Dominique Eladari,
Isabelle Mouro-Chanteloup (2020 ), “Red
Blood Cell AE1/Band 3 Transports in Dominant
Distal Renal Tubular Acidosis Patients”, Kidney
International Reports, 5(3), pp. 348-357.
20. S. Sritippayawan, S. Kirdpon, S.
Vasuvattakul, S. Wasanawatana, W. Susaengrat,
W. Waiyawuth, S. Nimmannit, P. Malasit,P. T.
Yenchitsomanus (2003), “A de novo R589C
mutation of anion exchanger 1 causing distal
renal tubular acidosis”, Pediatr Nephrol, 18(7), pp.
644-8.