KHẢO SÁT RỐI LOẠN MIỄN DỊCH THỂ DỊCH Ở BỆNH NHI NHIỄM TRÙNG HUYẾT TẠI KHOA NHI CẤP CỨU - HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN - NHI ĐÀ NẴNG

Võ Hữu Hội1, Võ Tấn Ngà1
1 Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng huyết có sinh lý bệnh phức tạp với nhiều cơ chế đa dạng và không đặc hiệu. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng rối loạn miễn dịch thể dịch và một số yếu tố liên quan trong tiên lượng tử vong trong 28 ngày ở bệnh nhi nhiễm trùng huyết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 91 bệnh nhi nhiễm trùng huyết được điều trị tại khoa Hồi sức Nhi - Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng từ thá ng 1/2020 đến 1/2022. Kết quả: Có 29 bệnh nhi có tình trạng giảm nồng độ kháng thể miễn dịch, trong đó IgG giảm đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất 31,1%, thấp nhất là giảm IgM + IgA (3,5%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa tỷ lệ sốc, suy đa cơ quan, số lượng bạch cầu, tiểu cầu, albumin và procalcitonin với nồng độ kháng thể IgG và IgM, p < 0,05. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trong 28 ngày giữa 2 nhóm nồng độ IgG giảm và tăng sau khi hiệu chỉnh với một số yếu tốliên quan (p>0,05). Kết luận: Có tình trạng rối loạn miễn dịch thể dịch ở bệnh nhi nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, nồng độ các kháng thể miễn dịchkhông có giá trị tiên lượng tử vong trong 28 ngày.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), “Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em”,
tr. 524 - 533.
2. Bermejo-Martin J.F.,Fernandez A.R, Monge
H.R. et al (2014), “Immunoglobulins IgG1, IgM
and IgA: a synergistic team infl uencing survival
in sepsis”, Journal of Internal Medicine. 276, pp.
404-412.
3. Dietz S , Lautenschläger C, Muller Werden
U. et al (2017), “Serum IgG levels and mortality
in patients with severe sepsis and septic shock -
The SBITS data”, Med Klin Intensivmed Notfmed.
112(5), pp. 462-470.
4. Laura A., Jennifer M. T, Giacomo B. et al
(2021), “Higher levels of IgA and IgG at sepsis
onset are associated with higher mortality:
results from the Albumin Italian Outcome Sepsis
(ALBIOS) trial”, Alagna et al. Annals of Intensive
Care. 11(1), pp. 1-9.
5. Mathias B., Mira J et al (2016), “Pediatric
Sepsis”, Curr Opin Pediatr.28(3), pp.380-387.
6. Ono S., Tsujimoto H., Hiraki S. et al
(2018), “Mechanisms of sepsis‐induced
immunosuppression and immunological
modifi cation therapies for sepsis”,Ann
Gastroenterol Surg.2, pp.351–358.
7. Prucha M., Zazula R., Herold I.et al (2013),
“Presence of Hypogammaglobulinemia - A Risk
Factor of Mortality in Patients with Severe
Sepsis, Septic Shock, and SIRS”, Prague Medical
Report,114(4), pp. 246-257.
8. Taccone F. S., Stordeur P., Backer D.et
al (2009), “γ- Globulin levels in patients with
comunity-acquired septic shock”, Shock. 32(4),
pp. 379-385.
9. Venet F., Gebeile R., Bancel J.et al (2011),
“Assessment of plasmatic immunoglobulin
G, A and M levels in septic shock patients”,
International Immunopharmacology. 11, pp.
2086-2090.