NHIỄM TRÙNG SƠ SINH Ở MẸ VỠ ỐI SỚM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Đào Thị Thơ1, Nguyễn Tiến Dũng2
1 Phòng Khám FICH TP Hồ Chí Minh
2 Đại học Thăng Long

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng sơ sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, đồng thời là một trong bốn nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Khảo sát tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh và các yếu tố liên quan trên trẻ sơ sinh sống sinh ra từ mẹ vỡ ối sớm tại Bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu bệnh án của trẻ sơ sinh sinh ra sống từ các bà mẹ vỡ ối sớm được chẩn đoán là nhiễm trùng sơ sinh và bệnh khác không nhiễm trùng tại Bệnh Viện từ Dũ từ 01/01/2020 đến 30/06/2020. Kết quả: Trong số 255 trẻ sơ sinh sinh ra sống từ mẹ vỡ ối sớm có 24 trẻ nhiễm trùng sơ sinh chiếm tỷ lệ 9,41%. Trong đó chủ yếu là viêm phổi có 21 trẻ (8,2%) sau đó đến viêm ruột hoại tử có 2 trẻ (0,9%), một trẻ nhiễm trùng da (0,4%) và 1 trẻ nhiễm trùng rốn (0,4%). Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn sơ sinh là thở nhanh (91,7%) và rút lõm lồng ngực (79,2%) sau đó đến ngạt và nôn (20,8%). Ít gặp nhất là sốt, tím tái, mụn mủ da, mỗi dấu hiệu chỉ chiếm 4,2%. Về cận lâm sàng cho thấy tăng bạch cầu gặp nhiều nhất với 17(70,8%) trẻ, sau đó đến CRP tăng, chỉ có 4(18,2%) trẻ và tiểu cầu giảm có 3(12,5%) trẻ và ít nhất là cấy
máu dương tính có 1(4,2%) trẻ. Trong khi đó chụp Xquang phổi có tổn thương lên tới 21(87,5%) trường hợp và Xquang bụng là 2(8,3%) trường hợp. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn sơ sinh là thời gian vỡ ối sớm trên 18 giờ, điểm Apgar thấp từ 0-7 điểm, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, nôn, Xquang phổi và Xquang bụng có tổn thương (p=0,000 và 0,009). Kết luận: Nhiễm trùng sơ sinh thường gặp trên trẻ sơ sinh có mẹ ối vỡ sớm. Cần theo dõi, phát hiện sớm các
dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng có nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Dũng, (2019). “Nhiễm khuẩn sơ
sinh”. Sơ sinh học thực hành. Chẩn đoán điều trị và
chăm sóc. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, pp.184-195.
2. Trần Thu Hà (2019). “Thực trạng chăm sóc
trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa Sơ sinh Bệnh viện
Sản - Nhi Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng,
Trường Đại học Thăng Long.
3. Trần Diệu Linh. Một số nhận xét về tình hình
nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ sơ sinh đủ tháng
tại trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh Bệnh
viện Phụ Sản Trung ương. Tạp chí Phụ Sản-13(2),
118-121, 2015.
4. Tạ Văn Trầm (2005). Nghiên cứu mô hình
bệnh tật và tử vong của trẻ em tại Bệnh viện Đa
khoa trung tâm Tiền Giang và đề xuất một số
biện pháp khắc phục. Nghiên cứu Y học.
5. Anthony Costello. Birth in a time of antibiotic -
resistant bacteria. WHO. Commentary, 29 August 2016.
6. Baizat M, Zaharie G, Iancu M, Muresan
D, Hășmășanu M, Procopciuc LM. Potential
Clinical Predictors of Suspected Early and Late
Onset Sepsis (EOS and LOS) in Preterm Newborns:
a Single Tertiary Center Retrospective
Study. Clin Lab. 2019 Jul 1;65(7). doi:10.7754/
Clin.Lab.2019.190105.
7. Duggal S, R Gur, R Nayar, S R Rongpharpi, D
Jain, R K Gupta. Cupriavidus pauculus (Ralstonia
paucula) concomitant meningitis and septicemia
in a neonate: fi rst case report from India. Indian J
Med Microbiol. 2013 Oct-Dec;31(4): 405-9.
8. Ibishi VA, Isjanovska R, Malin AE.
Early-onset neonatal infection in pregnancies
with prelabor rupture of membranes in Kosovo:
A major challenge. Turk J Obstet Gynecol. 2018
Sep;15(3):171-176.
9. Ocviyanti D, Wahono WT. Risk Factors for
Neonatal Sepsis in Pregnant Women with
Premature Rupture of the Membrane. J
Pregnancy. 2018; doi: 10.1155/2018/4823404.
10. Qiu X, Zhang L, Tong Y, Qu Y, Wang H, Mu
D. Interleukin-6 for early diagnosis of neonatal
sepsis with premature rupture of the membranes:
A meta-analysis. Medicine (Baltimore). 2018 Nov;
97(47): e13146.
11. Wu J , Liu J, Feng JC, Huang JJ, Wu G.
[Infl uence of premature rupture of membranes
on neonatal health]. Zhonghua Er Ke Za Zhi. 2009
Jun;47(6): 452-6.
12. Yasmina A, Barakat A. [Prelabour rupture of
membranes (PROM) at term: prognostic factors and
neonatal consequences] Pan Afr Med J. 2017 Feb
5; 26:68. doi: 10.11604/pamj.2017.26.68.1156.