ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TIÊU CHẢY DO ROTAVIRUS Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI

Nguyễn Tiến Dũng1, Nguyễn Thị Liễu
1 Hội Nhi khoa Việt Nam

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tiêu chảy ở trẻ em. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các trẻ dưới 5 tuổi vào khoa nhi Bệnh viện Đức Giang điều trị từ tháng 11/2020 đến 4/2021với 2 tiêu chuẩn là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần/ngày trở lên, thời gian dưới14 ngày và test nhanh Rotavirus (+) trong phân. Kết quả: Từ tháng 11/2020 đến 4/2021 có 360 trẻ tiêu chảy cấp do Rotavirus vào viện điều trị, trong đó có hơn 2/3 số trẻ dưới 2 tuổi, nam nhiều hơn
nữ và tỷ số nam/nữ là 1,43/1. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là tiêu chảy (100%), đau bụng, (22,44%), sốt (18,06%) và thấp nhất là ăn kém (2,50%). Một phần ba số trẻ có dấu hiệu mất nước và chỉ có10,28% trẻ mất nước nặng. Gần một nửa số bệnh nhân (45,55%) có bệnh kèm theo, trong đó suy dinh dưỡng là nhiều nhất (26,94%), sau đó đến nhiễm khuẩn hô hấp trên (10,83%), viêm phổi (6,94%) và thấp nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu (0,83%). Đặc điểm phân của trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus là phân lỏng (100%) và màu vàng (82,50%). Tuy nhiên điều đáng chú ý là có tới hơn nửa số trường hợp phân nhầy (59,72%) và bạch cầu trong phân (58,89%), thường cho là do nhiễm khuẩn thì vẫn gặp trong tiêu chảy do Rotavirus. Số lượng hồng cầu, bạch cầu máu ngoại vi đa số là bình thường. Chỉ có rất ít trường hợp hồng cầu giảm (6,94%) và bạch cầu tăng (17,22%) và kali giảm <3,5mmol/l (12,22%). Tuy nhiên đáng lưu ý là có tới hơn 1/3 trường hợp CRP tăng (36,39%). Các chỉ số điện giải khác như natri và clo đều trong giới hạn bình thường. Nguy cơ kéo dài thời gian nôn và tiêu chảy ở nhóm chưa uống vaccin Rotavius cao hơn rõ rệt so với nhóm được uống vaccin với OR=2,68 (1,19 – 6,82); P=0,010 và 20,75 (9,71 - 46,13); P=0,000. Kết luận: Tiêu chảy do Rotavirus thường gặp ở trẻ trai, 6-24 tháng tuổi. Triệu chứng hay gặp nhất là ỉa lỏng với phân màu vàng. Gần một nửa bệnh nhân có dấu hiệu mất nước. Các xét nghiệm máu hầu hết là bình thường. Trẻ uống vaccin rotavirus có thời gian nôn, tiêu chảy ngắn hơn.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Kim Anh (2020), Thực trạng dinh
dưỡng trẻ dưới 25 tháng tuổi tiêu chảy cấp và
kiến thức thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ tại
Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019, Luận văn thạc
sĩ Y học dự phòng, Trường ĐH Y dược Thái Bình.
2. Hoàng Ngọc Anh, Đặng Thị Thúy Hà, Lương
Thị Nghiêm. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của
bệnh nhi tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Trung
ương. Journal of Pediatric Research and Practice,
Vol. 4, No. 3 (2020) 35-40.
3. Lê Hoàng Em và Đặng Thị Bảo Vi (2014).
Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi về bệnh
tiêu chảy của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu
chảy tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Sản - Nhi Cà
Mau năm 2014.
4. Phạm Thị Thu Cúc. Nhận xét đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ
dưới 5 tuổi tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi
tỉnh Nam Định năm 2020, Tạp chí Khoa học Điều
dưỡng, tập 4 (02), trang 8-14.
5. Phan Trang Nhã (2021). “Kết quả chăm sóc,
điều trị bệnh nhi tiêu chảy cấp dưới 5 tuổi và một
số yếu tố liên quan tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện
Nhi Đồng Cần Thơ năm 2020”, Luận văn thạc sĩ
Điều dưỡng, Trường ĐH Thăng Long.
6. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Bùi Thị Ngọc Ánh và
Nguyễn Thị Việt Hà (2017). Tìm hiểu một số yếu
tố liên quan đến tiêu chảy kéo dài nhiễm khuẩn ở
trẻ em 6 - 24 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tạp chí Y học thực hành, 1054 (3), 9 - 12.
7. Nguyễn Phước Trưởng (2015). Đặc điểm
dịch tễ lâm sàng và vi sinh tiêu chảy cấp phân
máu ở trẻ nhỏ. Luận văn BSCK cấp II. Trường ĐH Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
8. UNICEF và Bộ Y tế Việt Nam (2010) WHO,
Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp
ở trẻ em (IMCI), Nhà xuất bản Y học, trang 68 -73.
9. Chissaque A, Burke RM et al. Eff ectiveness of
Monovalent Rotavirus Vaccine in Mozambique, a
Country with a High Burden of Chronic Malnutrition.
Vaccines (Basel). 2022 Mar; 10(3): 449.
10. GBD Diarrhoeal Diseases Collaborators.
Estimates of global, regional, and national
morbidity, mortality, and aetiologies of
diarrhoeal diseases: a systematic analysis for the
Global Burden of Disease Study 2015. Lancet
Infect Dis 2017; 17: 909 - 48.
11. Ismaili-Jaha V, Shala M et al. Characteristics
of Rotavirus Diarrhea in Hospitalized Children
in Kosovo. Mater Sociomed. 2014 Oct; 26(5):
335 - 338.
12. Kadam DM, Hadaye R, Pandit D.
“Knowledge and practices regarding oral
rehydration therapy among mothers in rural area
of Vasind, India”, Nepal Medical College Journal:
NMCJ, 01 Jun 2013, 15(2): 110-112.
13. Powell CVE, Priestley SJ, Young S.
“Randomized clinical trial of rapid versus
24-hour rehydration for children with acute
gastroenteritis”, Pediatrics (2011) 128 (4): e771 -
e778.
14. Willame C, Noordegraaf-Schouten MV et
al. Eff ectiveness of the Oral Human Attenuated
Rotavirus Vaccine: A Systematic Review and
Meta-analysis - 2006 - 2016. Open Forum Infect
Dis. 2018 Nov; 5(11): ofy292.