ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Trung1, Nguyễn Hoàng Minh1, Trần Vũ Trường Giang1, Vũ Đỗ Uyên Vy1, Nguyễn Hoàng Mai Anh1
1 Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả loạt ca về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở bệnh nhi Hội chứng thực bào máu tại Bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu các bệnh nhi nhập viện từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2020 được chẩn đoán hội chứng thực bào máu thỏa tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ. Kết quả: Có 26 bệnh nhân thỏa các tiêu chí nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu. Tỷ lệ nữ/nam=1,2; tuổi trung vị là 46,5 tháng, đa số dưới 5 tuổi. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là sốt cao 100%, gan to 100%, lách to 54%, cận lâm sàng: 89% có giảm neutrophil <1000/mm3, 54%Hb<9g/dl , 85% giảm tiểu cầu <100.000/mm3, 100% tăng ferritin và 96% tăng triglyceride, fi brinogen giảm trong 70%. Đa số các trường hợp có tăng men gan trong đó AST cao hơn ALT, trên 50% các trường hợp có tràn dịch đa màng, gỉam natri và albumin máu. 34% có rối loạn đông máu. Nguyên nhân: đa số các trường hợp có nhiễm trùng 77% (nhiễm EBV 50%, sốt xuất huyết 19%, 8% nhiễm vi khuẩn), bệnh ác tính 3,8%, bệnh tự miễn 7,4%, 11,6% chưa rõ nguyên nhân tại thời điểm điều trị. Có 17 trường hợp phải điều trị thực bào máu (65%), 9 (35%) trường hợp chỉ điều trị bệnh nền. Kết quả điều trị: 82% có đáp ứng 1 phần sau 1 tuần điều trị, các trường hợp kém ứng sau 3-4 tuần có tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ đấp ứng sau 8 tuần: 65% đáp ứng hoàn toàn 18% đáp ứng một phần, 18% tử vong tỷ lệ tử vong cao nhất trong 4 tuần đầu điều trị. Kết luận: Các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm thường gặp phù hợp y văn. Các trường hợp thực bào máu có nguyên nhân đa số chỉ cần điều trị bệnh nền, trừ trường hợp nhiễm EBV cần điều trị miễn dịch theo phác đồ HLH 1994. Tử vong thường trong 4 tuần đầu điều trị.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Phùng Hà (2018) đặc điểm
hội chứng thực bào máu không nhiễm EBV tại
Bệnh viện Nhi Đồng 1, luận văn thạc sĩ y học.
2. Trần Thị Mộng Hiệp (2013). “Nguyên
nhân của hội chứng thực bào máu ở trẻ em và
kết quả ứng dụng phác đồ hemophagocytic
lymphohistiocytosis 2004” Tạp chí Y học TP. Hồ
Chí Minh, 17,2, pp. 131-136.
3. Trần Thị Hường, Trần Văn Vinh, Trần Thị
Mộng Hiệp (2017). ”Khảo sát kết quả điều trị và
các yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ mắc hội
chứng thực bào máu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 “,
Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 3,21, pp. 175.
4. Lê Bích Liên, Trần Cao Dung, Nguyễn Minh
Tuấn (2017). “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và kết quả điều trị 8 tuần bệnh nhi hội chứng thực
bào máu có nhiễm Epstein-Barr virus tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh,
21,4, pp. 31-38.
5. Lâm Thị Mỹ, Lê Bích Liên, Nguyễn Minh Tuấn
và cộng sự (2012), “Đáp ứng của bênh nhân bị hội
chứng thực bào máu kèm nhiễm Epstein - Barr
virus với phác đồ HLH 2004 trong giai đoạn ban
đầu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”, Tạp chí Y học TP.
Hồ Chí Minh, 16, pp. 2.
6. Nguyễn Đức Toàn*, Trần Thị Mộng Hiệp
(2010). ”Yếu tố tiên lượng tử vong ở trẻ mắc hội
chứng thực bào máu tại Bệnh viện Nhi Đồng
2 (2002-2008)”, Y học TP Hồ Chí Minh, 14, 4 pp.
1-11.
7. Divya Nandhakumar (2020).
“Hemophagocytic lymphohostiosis in children”,
India J Pediatr, 87(7), 526-531.
8. Dragana (2018). “Seccondary hemophagocytic
lymphohistiosis in a child with leptosira infection:
a case report “TurK J Pediatr 60 (6): 735-738.14
9. Fisman D. N. (2000), “Hemophagocytic
syndromes and infection”, Emerging infectious
diseases, 6 (6), pp. 601.
10. Sarala Rajajee(2014) ”Profi le of
hemophagocytic lymphohistisis: efi cay of
intravenous immunoglobulin therapy“ Indian J
pediatr 81(12)1337-41.
11. SWen l- Lee (2009) “Clinical aspects,
immunologic assesment and genetic analysis in
Taiwanee children w ith Hlh”, Pediatr Infect Dis J
28 (1): 30-4.
12. Xiao L., Guan X., Meng Y., et al. (2014),
“[Analysis of clinical and laboratory features of 217
pediatric hemophagocytic lymphohistiocytosis]”,
Zhonghua xue ye xue za zhi= Zhonghua xueyexue
zazhi, 35 (7), pp. 6 28-632.
13. Xu X. J., Wang H. S., Ju X. L., et al.
(2017), “Clinical presentation and outcome
of pediatric patients with hemophagocytic
lymphohistiocytosis in China: A retrospective
multicenter study”, Pediatric blood & cancer, 64
(4).
14. Zhang L., Zhou J., Sokol L. (2014),
“Hereditary and acquired hemophagocytic
lymphohistiocytosis”, Cancer Control, 21 (4), pp.
301-312.
15. Yotem Yaman (2015),” secondary
hemophagocytic lymphohistiosis in children
with brucellosis: report of three case”, J infect
Dev Ctries 29(9): 1172- 6.