ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2018-2020

Nguyễn Phương Nguyên1, Ngô Thị Thanh Thủy1
1 Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc tại khoa Nội 3 Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh từ năm 2018-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 43 bệnh nhân bướu nguyên bào võng mạc được chẩn đoán và điều trị tại khoa Nội 3 từ 6/2018-1/2020.
Kết quả: Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 33,58 ± 21,26 tháng. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1:1. Triệu chứng lâm sàng vẫn nổi bật là đốm trắng đồng tử và lé mắt. Đa số các bệnh nhân đến điều trị tại khoa ở giai đoạn trễ, hầu hết đều đã được can thiệp phẫu thuật múc bỏ nhãn cầu, có thể kết hợp với điều trị tại chỗ hay không. Trong nghiên cứu ghi nhận các trường hợp bướu nguyên bào võng mạc một bên mắt, 2 bên mắt và đặc biệt ghi nhận một trường hợp tổn thương 3 vị trí với 2 bên mắt và ở tuyến tùng. Đồng thời ghi nhận 4 trường hợp có yếu tố liên quan di truyền và trong
quá trình điều trị đã được vấn về vấn đề di truyền cho thân nhân bệnh nhân. Nghiên cứu không ghi nhận trường hợp tử vong trong khoảng thời gian theo dõi, tỷ lệ tiến triển thấp, chủ yếu ở những bệnh nhân ở giai đoạn trễ, đồng thời cho thấy được hiệu quả cao của hoá trị và cần thêm sự phối hợp giữa các chuyên khoa để cho kết quả điều trị tốt hơn.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Việt Hương. Kết quả điều trị u nguyên
bào võng mạc trẻ em tại Bệnh viện K từ 6/2005
đến 6/2007. 2007: trang 1-3.
2. Nguyễn Ngọc Chung. Nghiên cứu đột biến
gen rb1 và mối liên quan đến đặc điểm lâm sàng
trên bệnh nhân u nguyên bào võng mạc. 2019.
3. Ries LAG SM, Gurney JG, Linet M, Tamra
T, Young JL, Bunin GR (eds). Cancer Incidence
and Survival among Children and Adolescents:
United States SEER Program 1975-1995, National
Cancer Institute, SEER Program. Bethesda, MD,
1999: p.73.
4. Steliarova-Foucher E, Colombet M, Ries
LAG, Moreno F, Dolya A, Bray F, et al. International
incidence of childhood cancer, 2001-10: a
population-based registry study. The Lancet
Oncology. 2017;18(6):719-31.
5. Goddard AG, Kingston JE, Hungerford JL.
Delay in diagnosis of retinoblastoma: risk factors
and treatment outcome. The British journal of
ophthalmology. 1999;83(12):1320-3.
6. LJ B. Delayed diagnosis of the
retinoblastoma: analysis of degree, cause, and
potentialconsequences. pediatrics. 2002:199.
7. Sivakumaran TA G. Parental age in Indian
patients with sporadic hereditary retinoblastoma.
Ophthalmic Epidemiol 2000: 7: p. 285- 91.
8. Yip BH PY. Czene K Parental age and risk of
childhood cancers: a population-based cohort
study from Sweden. Int J Epidemiol, 2006:35: p.
1495-503.
9. Bunin GR MA, Emanuel BS, Bucly JD, Woods
WG, and H. GD. Pre- and post-conception factors
associated with heritable and non-heritable
retinoblastoma. . Cancer Res 1989:49: p. 5730-5.
10. Palazzi MA YJ, Cardinalli IA, Stangehaus
GP, Brandalise and F.S. SR, Sobrinho JSP, Villa LL.
Detection of oncogenic human papillomavirus in
sporadic retinoblastoma. Acta Ophthalmol Scand
2003: 81: p. 396-8.