HỘI CHỨNG LY GIẢI U TRƯỚC VÀ TRONG HÓA TRỊ ĐỢT ĐẦU Ở TRẺ BỆNH HUYẾT HỌC ÁC TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Trần Văn Thành1, Đào Thị Thanh An1
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Tổng quan và mục tiêu: Hội chứng ly giải u (HCLGU) là một tình trạng cấp cứu, đe dọa tính mạng vì có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, co giật, suy thận và tử vong nếu không được điều trị và dự phòng thích hợp. Tình trạng này xảy ra do sự giải phóng, chuyển hóa các chất nội bào vào máu, bao gồm acid nucleic, protein và các chất điện giải. Nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị liên quan đến HCLGU ở trẻ bệnh huyết học ác tính mới được chẩn đoán, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca ở trẻ bệnh huyết học ác tính mới được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022. HCLGU được định nghĩa theo tiêu chuẩn của Cairo - Bishop [5]. Các số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Epidata và phân tích bằng phần mềm STATA 14. Kết quả: Trong số 113 bệnh nhi, tuổi trung bình là 79,7 ± 50,4 tháng tuổi và tỷ lệ nam nữ là 1,6:1. Các nhóm bệnh bao gồm bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu cấp dòng tủy, lymphoma không Hodgkin và lymphoma Hodgkin chiếm tỷ lệ lần lượt là 62,8%; 16,8%; 17,7% và 2,7%. Ghi nhận 33/113 ca (29,2%) được chẩn đoán HCLGU bao gồm 24 trẻ (72,7%) bạch cầu cấp dòng lympho, 3 (9,1%) bạch cầu cấp dòng tủy và 6 (18,2%) lymphoma không Hodgkin. Tỷ lệ bệnh nhi được điều trị dự phòng bằng đa truyền dịch và allopurinol là 73/113 ca (64,6%), trong đó 16/73 trường hợp (21,9%) tiến triển HCLGU. Các trường hợp này được tiếp tục điều trị đa truyền dịch, allopurinol, điều chỉnh rối loạn điện giải và theo dõi chặt chẽ. Một trường hợp cần chạy thận nhân tạo 6 lần, sau đó được người thân xin về và tử vong tại nhà do sốc nhiễm trùng. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, HCLGU xảy ra chủ yếu ở trẻ
bạch cầu cấp dòng lympho và lymphoma không Hodgkin. Do còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận phương pháp điều trị tiên tiến, chẳng hạn như rasburicase, nên việc phân tầng nguy cơ sớm và phòng ngừa thích hợp ở trẻ có nguy cơ cao đặc biệt quan trọng trong quản lý HCLGU.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Minh Tuyền, Hoàng Thị Diễm Thúy
(2019), Đặc điểm hội chứng ly giải u ở trẻ em tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
2. Abdel-Baset H., Nasr Eldin E., Eltayeb A.,
et al., “Clinical and laboratory approach for
the identifi cation of the risk for tumour lysis
syndrome in children with acute lymphoblastic
leukemia.Clinical and laboratory approach for
the identifi cation of the risk for tumour lysis
syndrome in children with acute lymphoblastic
leukemia”, Life Science Journal, (2012), 9.
3. Ahn Y. H., Kang H. J., Shin H. Y., et al.,
“Tumour lysis syndrome in children: experience
of last decade”, Hematol Oncol, (2011), 29 (4), pp.
196-201.
4. Alavi S., Arzanian M. T., Abbasian M. R., et
al., “Tumor lysis syndrome in children with non-
Hodgkin lymphoma”, Pediatr Hematol Oncol,
(2006), 23 (1), pp. 65-70.
5. Cairo M. S., Bishop M., “Tumour lysis
syndrome: new therapeutic strategies and
classifi cation”, Br J Haematol, (2004), 127 (1), pp.
3-11.
6. Coiffi er B., Altman A., Pui C. H., et al.,
“Guidelines for the management of pediatric and
adult tumor lysis syndrome: an evidence-based
review”, J Clin Oncol, (2008), 26 (16), pp. 2767-78.
7. Darmon M., Vincent F., Camous L., et al.,
“Tumour lysis syndrome and acute kidney
injury in high-risk haematology patients in the
rasburicase era. A prospective multicentre study
from the Groupe de Recherche en Réanimation
Respiratoire et Onco-Hématologique”, Br J
Haematol, (2013), 162 (4), pp. 489-97.
8. Firwana B. M., Hasan R., Hasan N., et al.,
“Tumor lysis syndrome: a systematic review of
case series and case reports”, Postgrad Med,
(2012), 124 (2), pp. 92-101.
9. Kedar A., Grow W., Neiberger R. E., “Clinical
versus laboratory tumor lysis syndrome in
children with acute leukemia”, Pediatr Hematol
Oncol, (1995), 12 (2), pp. 129-34.
10. Mansoor A.-e.-R., Zahid M., Mubashir
M., et al., “Outcome of tumor lysis syndrome in
pediatric patients with hematologic malignancies
- A single-center experience from Pakistan”, The
Journal of Community and Supportive Oncology,
(2016), 14, pp. 457-465.
11. Micho H., Mohammed Y., Hailu D., et al.,
“Evaluation and characterization of tumor lysis
syndrome before and after chemotherapy among
pediatric oncology patients in Tikur Anbessa
specialized hospital, Addis Ababa, Ethiopia”, BMC
Hematol, (2018), 18, pp. 22.
12. Seidemann K., Meyer U., Jansen P., et
al., “Impaired renal function and tumor lysis
syndrome in pediatric patients with non-
Hodgkin’s lymphoma and B-ALL. Observations
from the BFM-trials”, Klin Padiatr, (1998), 210 (4),
pp. 279-84.
13. Zhang Q., Liu K. Q., Liu B. C., et al., “[Analysis
of tumor lysis syndrome in 380 cases of acute
leukemia]”, Zhongguo Shi Yan Xue Ye Xue Za Zhi,
(2015), 23 (1), pp. 61-4.