ÁP DỤNG PHÂN LOẠI OXFORD 2016 TRÊN MẪU SINH THIẾT THẬN TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM THẬN BAN XUẤT HUYẾT HENOCH - SCHONLEIN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phó Hồng Điệp1, Trịnh Tuấn Dũng2, Hoàng Ngọc Thạch1, Nguyễn Thu Hương1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện ĐK Tâm Anh

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Ban xuất huyết Henoch - Schonlein (Henoch Schon lein purpura-HSP) là bệnh viêm mạch hệ thống có lắng đọng IgA gây tổn thương trên nhiều cơ quan, trong đó tổn thương thận có thể tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối. Trong 5 năm trở lại đây (2016-2020), khoa Giải phẫu bệnh chúng tôi đã chẩn đoán cho hơn 70 trường hợp viêm thận HSP sinh thiết trong tổng số gần 500 mẫu sinh thiết thận. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học theo phân loại Oxford cập nhật 2016 trên các mẫu sinh thiết thận trong viêm thận HSP tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu ở 70 trẻ viêm thận HSP, tuổi ≤ 15 được sinh thiết thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 5 năm (2016-2020). Các đặc điểm mô bệnh học tổn thương thận được đánh giá trên các tiêu bản sinh thiết theo tiêu chuẩn phân
loại Oxford cập nhật 2016. Kết quả: Trong nghiên cứu có 49 trẻ nam và 21 trẻ nữ, tỷ lệ nam: nữ là 2,3: 1. Tuổi trung bình của trẻ được sinh thiết thận là 9,58 ± 3,05 tuổi, nhóm từ 6-10 tuổi gặp nhiều nhất (55,7%). Theo phân loại Oxford cập nhật 2016, tỷ lệ các loại tổn thương tăng sinh gian mạch (M1), tăng sinh nội mạch (E1), xơ/ dính cầu thận cục bộ (S1), teo ống thận/ xơ mô kẽ (T1, T2) và liềm (C1, C2) lần lượt là 34 (48,6%), 32 (45,7%), 43 (61,4%), 3 (4,3% và 0%) và 47
(51,4% và 15,7%). Kết luận: Phân loại Oxford áp dụng cho chẩn đoán mô bệnh học viêm thận HSP giúp đánh giá toàn diện các chỉ số tổn thương cầu thận (M, E, S, C) và ống thận, mô kẽ (T), từ đó định hướng điều trị và tiên lượng bệnh.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Yang YH, Hung CF, Hsu CR, et al. A nationwide survey on epidemiological
characteristics of childhood Henoch-Schonlein purpura in Taiwan. Rheumatol Oxf Engl.
2005;44(5):618-622. doi:10.1093/rheumatology/keh544.
2. Gardner-Medwin JMM, Dolezalova P, et al. Incidence of Henoch-Schonlein purpura,
Kawasaki disease, and rare vasculitides in children of diff erent ethnic origins. Lancet Lond
Engl. 2002; 360(9341): 1197-1202. doi: 10.1016/S0140-6736(02)11279-7.
3. Piram M, Mahr A. Epidemiology of immunoglobulin A vasculitis (Henoch-
Schonlein): current state of knowledge. Curr Opin Rheumatol. 2013;25(2):171-178. doi:10.1097/
BOR.0b013e32835d8e2a.
4. Brogan P, Bagga A. Leukocytoclastic Vasculitis. In: Textbook of Pediatric Rheumatology.
Elsevier; 2016:452-461.e4. doi:10.1016/B978-0-323-24145-8.00033-8.
5. Narchi H. Risk of long term renal impairment and duration of follow up recommended for
Henoch-Schonlein purpura with normal or minimal urinary fi ndings: a systematic review.
Arch Dis Child. 2005;90(9):916-920. doi:10.1136/adc.2005.074641.
6. Butani L, Morgenstern BZ. Long-term outcome in children after Henoch-Schonlein
purpura nephritis. Clin Pediatr (Phila). 2007;46(6):505-511. doi: 10.1177/0009922806298896.
7. Shrestha S, Sumingan N, Tan J, et al. Henoch Schonlein purpura with nephritis in adults:
adverse prognostic indicators in a UK population. QJM Mon J Assoc Physicians. 2006;99(4):253-265. doi:10.1093/qjmed/hcl034.
8. Trimarchi H, Barratt J, Cattran DC, et al. Oxford Classifi cation of IgA nephropathy 2016:
an update from the IgA Nephropathy Classifi cation Working Group. Kidney Int. 2017;91(5):1014-1021. doi:10.1016/j.kint.2017.02.003.
9. Lê Thị Thảo. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương mô bệnh học ở trẻ
mắc bệnh thận Schonlein - Henoch. Published online 2020.
10. Ghrahani R, Ledika MA, Sapartini G, et al. Age of onset as a risk factor of renal involvement
in Henoch-Schonlein purpura. Asia Pac Allergy. 2014;4(1):42. doi:10.5415/apallergy.2014.4.1.42.
11. Feng D, Huang WY, Hao S, et al. A single-center analysis of Henoch-Schonlein purpura nephritis with nephrotic proteinuria in children. Pediatr Rheumatol. 2017;15(1):15.
doi:10.1186/s12969-017-0146-4.
12. Davin JC, Ten Berge IJ, Weening JJ. What is the diff erence between IgA nephropathy and
Henoch-Schönlein purpura nephritis? Kidney Int. 2001; 59(3): 823-834. doi:10.1046/j. 1523-
1755.2001.059003823.x.
13. Wang M, Wang R, He X, et al. Using MEST-C Scores and the International Study of Kidney Disease in Children Classifi cation to Predict Outcomes of Henoch–Schönlein Purpura Nephritis in Children. Front Pediatr. 2021;9:658845. doi:10.3389/fped.2021.658845.
14. Huang X, Ma L, Ren P, et al. Updated Oxford classifi cation and the international study of kidney disease in children classifi cation: application in predicting outcome of Henoch-Schönlein purpura nephritis. Diagn Pathol. 2019;14(1):40. doi:10.1186/s13000-019-0818-0.
15. Kim CH, Lim BJ, Bae YS, et al. Using the Oxford classifi cation of IgA nephropathy to predict
long-term outcomes of Henoch-Schönlein purpura nephritis in adults. Mod Pathol Off J U S Can Acad Pathol Inc. 2014; 27(7): 972-982. doi: 10.1038/modpathol. 2013.222.
16. Huang X, Ma L, Ren P, et al. Updated Oxford classifi cation and the international study of kidney disease in children classifi cation: application in predicting outcome of Henoch-Schönlein purpura nephritis. Diagn Pathol. 2019; 14(1): 40. doi: 10.1186/s13000-019-0818-0.