Tạp chí Nhi khoa https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk <div><strong>Tạp chí Nhi khoa Việt Nam</strong> là tạp chí chính thức của Hội Nhi khoa Việt Nam nhằm giới thiệu, cập nhật kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em, xuất bản 4 số/năm. Tạp chí Nhi khoa tiếp nối các số Nhi khoa trước đây. Từ số 1/2008 thay đổi hình thức trình bày, giấy phép xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông số 1752/GP-BTTTT ngày 24-11-2008, mã số chuẩn quốc tế ISSN 1859 - 3860.</div> vi-VN Thu, 21 Dec 2023 10:21:15 +0000 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIÊM PHỔI NẶNG DO MYCOPLASMA PNEUMONIA Ở TRẺ EM https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/235 <p>Viêm phổi là bệnh lý thường gặp và là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Mycoplasma pneumonia là tác nhân quan trọng gây viêm phổi ở trẻ em, nhất là nhóm tuổi trên 5 tuổi.<br>Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi mắc viêm phổi nặng do Mycoplasma pneumonia và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm phổi nặng do Mycoplasma pneumonia ở bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.<br>Phương pháp: Nghiên cứu 75 bệnh nhân viêm phổi do Mycoplasma pneumonia trong thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021.<br>Kết quả: Trong nhóm viêm phổi nặng, trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ = 1,3/1. Trẻ có tuổi trung bình mắc bệnh 4,04 ± 2,75 (tuổi) và gặp cao nhất ở nhóm tuổi 1-3 tuổi với tỷ lệ 54,3%. Trẻ biểu hiện các triệu chứng ho, khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ở phổi, SpO2 thấp chiếm tỷ lệ hơn 70%. Trẻ có chỉ số viêm BC, CRP tăng và hình ảnh tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh đa dạng, hay gặp đông đặc nhu mô phổi (51,4%). Tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ở nhóm viêm phổi nặng cao hơn hẳn nhóm trẻ chỉ mắc viêm phổi (25,7% so với 7,5%). Tình trạng thiếu máu ở nhóm viêm phổi nặng cao hơn nhóm viêm phổi (51.4% so với 17,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,002. Bệnh nhi tràn dịch màng phổi có tỉ lệ nặng là 87,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.<br>Kết luận: Trẻ viêm phổi nặng do Mycoplasma pneumonia chủ yếu ở nhóm tuổi 1 tuổi- 3 tuổi với các triệu chứng nặng, suy hô hấp nặng ở các mức độ khác nhau. Một số yếu tố liên quan như suy dinh dưỡng, thiếu máu, tổn thương tràn dịch màng phổi làm gia tăng mức độ nặng ở các trẻ viêm phổi do Mycoplasma pneumonia nhập viện.</p> Đặng Mai Liên, Lê Thị Hồng Hanh, Hoàng Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Lê, Hoàng Phương Thanh, Vũ Tùng Lâm, Nguyễn Thị Thanh Bình Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/235 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ SIÊU ÂM TIM VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VỚI KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ EM https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/236 <p>Nghiên cứu mô tả hồi cứu nhằm khảo sát, đối chiếu kết quả siêu âm tim và chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt tim (MSCT tim) với kết quả phẫu thuật thân chung động mạch; thực hiện trên 78 bệnh nhi chẩn đoán xác định thân chung động mạch dựa vào kết quả phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2023.<br>Kết quả: Siêu âm tim và chụp MSCT chẩn đoán chính xác 100% bệnh nhân thân chung động mạch. Siêu âm tim có độ nhạy từ 45,8% đến 93,8% trong chẩn đoán loại thân chung, cao hơn so với MSCT tim (từ 33,3% đến 88,9%). Siêu âm tim xác định được số lá van thân chung với độ nhạy từ 62,5% đến 100%; xác định mức độ hẹp hở van với độ nhạy và độ đặc hiệu đến 100%, trong khi MSCT không đánh giá được hình thái van thân chung. Tuy nhiên, MSCT xác định tổn<br>thương phối hợp với độ chính xác cao hơn siêu âm tim. Kết quả đo đường kính thân chung và động mạch phổi chính xác trên cả siêu âm tim và MSCT tim.<br>Kết luận: Siêu âm tim và MSCT tim là phương pháp chẩn đoán thân chung động mạch có giá trị, nên kết hợp 2 phương pháp này để đánh giá chính xác, toàn diện các bất thường của thân chung động mạch.</p> Lê Diệu Linh, Đặng Thị Hải Vân, Lê Thị Phượng Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/236 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC THẬN VÀ MÔ HÌNH LÂM SÀNG CỦA BỆNH LÝ CẦU THẬN Ở TRẺ EM https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/237 <p>Mục tiêu: Mô tả tổn thương mô bệnh học thận và mô hình lâm sàng của bệnh lý cầu thận ở trẻ em.<br>Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br>Kết quả: Hội chứng thận hư đơn thuần là chẩn đoán chủ yếu trước sinh thiết thận (59,3%), tiếp đến là hội chứng thận hư không đơn thuần với 12,7%, viêm thận Schonlein Henoch, viêm thận Lupus, bệnh thận IgA, thiếu máu huyết tán, hội chứng Alport chiếm tỉ lệ lần lượt là 11,2%, 8,4%, 5,6% và 1,4% cho mỗi loại. Sau khi có kết quả mô bệnh học, tổn thương tối thiểu gặp nhiều nhất trong bệnh lý cầu thận nguyên phát (36,6%), viêm thận Lupus gặp chủ yếu với 15,5%<br>trong nhóm bệnh lý cầu thận thứ phát. Triệu chứng đái máu và các biểu hiện ngoài thận có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm bệnh lý (p&lt;0,05). Tỷ lệ thay đổi chẩn đoán sau sinh thiết thận là 38%, trong đó bệnh thận IgA có tỷ lệ thay đổi chẩn đoán thấp nhất, viêm thận Lupus và hội chứng thận hư có tỷ lệ thay đổi chẩn đoán cao nhất.<br>Kết luận: Tổn thương tối thiểu chiếm ưu thế ở nhóm bệnh lý cầu thận tiên phát, viêm thận Lupus chiếm đa số ở nhóm bệnh lý cầu thận thứ phát. Đái máu và biểu hiện ngoài thận có khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm bệnh lý cầu thận.</p> Nguyễn Thị Diễm Chi, Lê Thỵ Phương Anh, Nguyễn Thị Thúy Sương, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Kiêm Hảo, Nguyễn Đình Cân Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/237 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ HỘI CHỨNG THẬN HƯ KHÁNG CORTICOSTEROID TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/238 <p>Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị hội chứng thận hư kháng corticosteroid tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh<br>Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 37 trẻ hội chứng thận hư kháng thuốc điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh theo dõi dọc trong 12 tháng từ 1/2021 - tháng 12/2021.<br>Kết quả: có 37 trẻ hội chứng thận hư kháng thuốc được đưa vào phân tích, 73% trẻ trai, 27% trẻ gái, tỷ lệ nam/nữ là 2,7/1, tuổi trung bình 10,1±3,3, 54,1% thể đơn thuần, 94,6% hội chứng thận hư tiên phát. Sau điều trị sau 6 tháng và 12 tháng cho thấy: mức độ phù giảm dần theo thời gian, sau 12 tháng không còn phù mức độ nặng, chỉ còn 2,7% phù nhẹ, 5,4% phù vừa. Xét nghiệm máu có bạch cầu; urea máu; creatinin máu, cholesterol máu giảm dần về mức bình qua<br>thời gian điều trị, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p&gt;0,05), kết quả điều trị chung có 56,8% có kết quả điều trị tốt. Một số biến chứng gặp ở nhóm nghiên cứu chủ yếu xuất hiện hội chứng Cushing đơn thuần hoặc phối hợp (29,7%), lông tóc rậm (18,9%). Hội chứng thận hư kháng thuốc tiên phát, thứ phát, nhóm tuổi của trẻ là yếu tố liên quan độc lập với kết quả điều trị (p&lt;0,05).<br>Kết luận: hội chứng thận hư kháng corticosteroid điều trị khó khăn với 56,8% trẻ có kết quả điều trị tốt sau một năm theo dõi; hội chứng thận hư tiên phát, hội chứng thận hư thứ phát và nhóm tuổi là yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.</p> Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Thị Xuân Hương Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/238 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 BẤT THƯỜNG DI TRUYỀN VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHI LƠ XÊ MI CẤP DÒNG TỦY ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN HUYẾT HỌC- TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/239 <p>Mục tiêu: Khảo sát bất thường di truyền và bước đầu đánh giá đáp ứng điều trị của các bất thường di truyền ở bệnh nhi lơ xê mi cấp dòng tủy điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương<br>Đối tượng: 148 bệnh nhi (BN) được chẩn đoán Lơ xê mi cấp dòng tủy (AML); điều trị và theo dõi tại Khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.<br>Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không có nhóm đối chứng, không ngẫu nhiên<br>Kết quả: Tổng cộng có 148 bệnh nhi AML ở độ tuổi ≤16 đã được nghiên cứu. Các bất thường nhiễm sắc thể (NST) được quan sát thấy ở 70 BN (chiếm 47,3%). Trong đó, bất thường về cả số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể chiếm tỷ lệ cao nhất (30 BN, 20,3%). Chuyển đoạn t (8;21) chiếm 33,3%, bất thường -Y và trisomy 8 chiếm tỷ lệ lần lượt là 11,5% và 10,3%. Khi phân tích với 5 đột<br>biến gen bằng kỹ thuật PCR, chúng tôi phát hiện 79 BN có đột biến gen dương tính. Trong đó, đột biến AML-ETO là đột biến gen thường gặp nhất, 28,95%, đột biến FLT3-ITD được quan sát với tỷ lệ khá cao 22 BN (14,17%). Dựa trên dữ liệu bất thường NST và đột biến gen thu được, chúng tôi chia thành các nhóm nguy cơ, nhóm nguy cơ trung bình chiếm đa số 56,8%, nhóm BN nguy cơ thấp và nguy cơ cao chiếm tỉ lệ tương tự nhau lần lượt là 20,3% và 23,0%. Khi phân tích thời gian sống thêm toàn bộ (OS) và thời gian sống thêm không tiến triển (PFS) của từng nhóm nguy cơ, chúng tôi nhận thấy rằng OS và PFS của nhóm nguy cơ thấp và trung bình cao hơn rõ rệt so với nhóm nguy cơ cao với p &lt; 0,05.<br>Kết luận: Trong 148 BN nghiên cứu, chúng tôi phát hiện bất thường NST ở 47,3% số BN, đột biến gen ở 53,37% số BN. t(8;21) là bất thường NST phổ biến nhất; AML-ETO và FLT3- ITD là 2 đột biến gen gặp với tỷ lệ cao. Nhóm BN nguy cơ trung bình chiếm đa số (56,8%).&nbsp;</p> Trần Thu Thủy, Hoàng Thị Hồng, Đặng Hoàng Hải, Mai Lan, Nguyễn Hà Thanh Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/239 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 PHÁT HIỆN CÁC BẤT THƯỜNG DI TRUYỀN BẰNG KỸ THUẬT LAI VI DÃY SO SÁNH HỆ GEN TRÊN CÁC BỆNH NHÂN CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/240 <p>Kỹ thuật lai vi dãy so sánh hệ gen (aCGH) được sử dụng khảo sát toàn bộ hệ gen nhằm phát hiện các bất thường mất cân bằng vật chất di truyền cho các bệnh nhân chậm phát triển tâm thần (CPTTT), bất thường hệ thần kinh, bất thường hệ tim mạch, rối loạn phổ tự kỷ, đa dị tật…<br>Mục tiêu: Phát hiện các bất thường di truyền trên các bệnh nhân CPTTT, đa dị tật chưa rõ nguyên nhân.<br>Đối tượng nghiên cứu: Hai bệnh nhân có biểu hiện CPTTT, đa dị tật bẩm sinh được khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.<br>Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng kỹ thuật lai vi dãy so sánh hệ gen có độ phân giải 60K.<br>Kết quả: Phát hiện bất thường di truyền trên hai ca bệnh: mất đoạn 4p16 kích thước 7,9Mb gây hội chứng Wolf-Hirschhorn và mất đoạn 18q21 kích thước 8,1Mb gây hội chứng Pitt-Hopkins.<br>Kết luận: Kỹ thuật lai vi dãy so sánh hệ gen là kỹ thuật có khả năng phát hiện các bất thường di truyền ở dạng không cân bằng như các vi mất đoạn/lặp đoạn nhỏ, góp phần tăng tỷ lệ chẩn đoán trên các bệnh nhân CPTTT, đa dị tật bẩm sinh chưa rõ nguyên nhân. Đây cũng là cơ sở để tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh cho gia đình.</p> Nguyễn Ngọc Dũng, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Mai Hương, Ngô Mạnh Tiến, Phạm Thu Hương, Ngô Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Quyên, Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn Thanh Tâm, An Thùy Lan, Đinh Thị Hồng Nhung, Cấn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Thu Hà, Bùi Phương Thảo, Ngô Diễm Ngọc, Vũ Chí Dũng, Cao Việt Tùng, Trần Minh Điển Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/240 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 PHÁT HIỆN SỐ LƯỢNG BẢN SAO GEN SMN1/SMN2 BẰNG CÁC KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ PHÂN TÍCH PHẢ HỆ https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/241 <p>Đặt vấn đề: Teo cơ tuỷ (SMA) là bệnh thần kinh cơ di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường do đột biến gene SMN1 trên cánh dài nhiễm sắc thể số 5 (5q13.2). Kiểu gen của người bình thường có hai alen đều mang ít nhất một bản sao gen SMN1 và một bản sao gen SMN2, tương ứng với kiểu gen 1+1. Người mang gen bệnh có một bản sao gen SMN1 (kiểu gen 1+0) hoặc hai bản sao gen SMN1 trên cùng một alen (kiểu gen 2+0).<br>Mục tiêu: Xác định kiểu gen SMN1 trên người bệnh và các thành viên trong gia đình.<br>Đối tượng nghiên cứu: Các thành viên trong gia đình có tiền sử sinh con đầu mắc SMA.<br>Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng kỹ thuật PCR-RFLP và MLPA để xác định kiểu gen SMN1/SMN2.<br>Kết quả: Xác định kiểu gen SMN1/SMN2 cho các thành viên trong gia đình và chẩn đoán trước sinh cho các lần tiếp theo.<br>Kết luận: Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong xác định số lượng bản sao gen SMN1/SMN2 là việc hết sức cần thiết. Đây là cơ sở cho tư vấn di truyền và xác định chính xác nguy cơ cho các lần chẩn đoán trước sinh với các gia đình đã có con mắc bệnh Teo cơ tủy.</p> Nguyễn Thị Quyên, Ngô Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Mai Hương, Phạm Thu Hương, Ngô Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Ngọc Dũng, Trần Phương Thảo, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thùy Trang, Bùi Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Khánh, Cấn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Phương Mai, Ngô Diễm Ngọc, Vũ Chí Dũng, Cao Việt Tùng, Trần Minh Điển Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/241 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 SO SÁNH GIÁ TRỊ DỰ BÁO CỦA MỘT SỐ CHỈ SỐ HỒNG CẦU TRONG CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRẺ EM https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/242 <p>Đặt vấn đề: Theo WHO 2011, trên toàn cầu có trên 2 tỷ người thiếu máu trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm hơn 50%. Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các chỉ số hồng cầu để phân biệt thiếu máu thiếu sắt và thalassemia. Chúng tôi thực hiện đề tài với hai mục tiêu: so sánh giá trị dự báo của một số chỉ số hồng cầu và tìm ra chỉ số tối ưu kèm điểm cắt thích hợp nhất trong chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt trẻ em.<br>Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở trẻ có thiếu máu hồng cầu nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Huế. Sử dụng đường cong ROC để tính diện tích dưới đường cong và điểm cắt thích hợp nhất.<br>Kết quả: Qua nghiên cứu trên 132 trẻ thiếu máu hồng cầu nhỏ, trong đó có 35,6% trẻ thiếu máu thiếu sắt. Những bệnh nhân có RBC càng thấp, RDW càng cao có nguy cơ cao mắc thiếu máu thiếu sắt. Các chỉ số MI, E&amp;F có giá trị chẩn đoán ở mức có thể chấp nhận được, trong khi đó RDW, G&amp;K, RDWI và RI có giá trị chẩn đoán tốt.<br>Kết luận: Các yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có hồng cầu nhỏ là số lượng hồng cầu và dải phân bố hồng cầu. Qua nghiên cứu của chúng tôi, trong các chỉ số hồng cầu để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt thì chỉ số G&amp;K với điểm cắt là 73 là chỉ số tốt nhất trong tầm soát thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.</p> Nguyễn Văn Tuy, Đặng Thị Tâm, Nguyễn Xuân Hùng Anh, Nguyễn Thị Kim Hoa, Châu Văn Hà Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/242 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM MẮC COVID-19 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/243 <p>Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc COVID-19 điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022.<br>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang 232 bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm COVID-19 bằng xét nghiệm RT-PCR COVID điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022.<br>Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 1,5/1; trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỉ lệ cao 40,1%, 1-6 tuổi là 27,9%, 6-11 tuổi chiếm 19%, trẻ trên 11 tuổi là 11,2%; 72,4% trẻ nhiễm COVID-19 có tiếp xúc với F0 là người thân trong gia đình. Trong 232 trẻ mắc COVID-19 có 122 (52,6%) trẻ mắc bệnh lý nền. Triệu chứng lâm sàng hay gặp chủ yếu là sốt (70,3%), ho (53,4%), chảy mũi/nghẹt mũi (42,7%), ăn kém/bỏ ăn (57,8%), ỉa phân lỏng/nát (25%), đau đầu/quấy khóc (27,6%), nôn/buồn nôn (26,3%), co giật<br>(13,8%), đau bụng (9,5%). Triệu chứng cận lâm sàng: số lượng BC 11,15 ± 7,13, tỷ lệ BC bình thường chiếm chủ yếu 36,2%, tăng chiếm 366%; BCTT 628 ± 5,17 với tỷ lệ bình thường chiếm 40,1%; BC lympho 3,42 ± 3,4 với tỷ lệ bình thường và giảm lần lượt là 43,5% và 30,6%.</p> Đỗ Thị Hải Hà, Đỗ Thanh Hương, Nguyễn Văn Lâm Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/243 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 NGUYÊN NHÂN TĂNG MEN GAN Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/244 <p>Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây tăng men ALT và AST ở trẻ em điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.<br>Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả phân tích hồi cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có xét nghiệm men gan tăng (nồng độ AST và/hoặc ALT cao hơn 40 IU/L được tuyển dụng vào nghiên cứu), trẻ dưới 15 tuổi, về các đặc điểm nhân khẩu học, các kết quả xét nghiệm. Dữ liệu được thu thập từ tháng 6 năm 2022 và tháng 6 năm 2023.<br>Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu thập được 412 bệnh nhân đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu với 56,6% trẻ nam và 43,4% trẻ nữ, tỷ lệ trẻ nam/nữ: 1,1/1. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 18,48 ± 27,57 tháng. Nồng độ trung bình men AST và ALT tăng nhiều nhất ở những bệnh nhân uống corticoid (AST: 223,34±736,84 UI/L, ALT: 157,60±454,03 UI/L), uống kháng sinh (AST: 80,32±65,10 UI/L, ALT: 67,32±34,93 UI/L) và thuốc hạ sốt (AST: 76,61±55,51<br>UI/L; ALT: 67,08±41,63 UI/L). Khám lâm sàng: nồng độ men gan tăng cao nhất ở những bệnh nhân gan to (AST: 4239,79±0,0 UI/L; ALT: 450,74±0,0 UI/L), bệnh nhân thừa cân/ béo phì (AST: 187,95±227,84 UI/L, ALT: 119,90±115,02 UI/L), nôn/ buồn nôn (AST: 135,90±460,09 UI/L, ALT: 74,82±67,10 UI/L), lách to (AST: 153,10±0,0 UI/L), ALT: 75,10±0,0 UI/L). Nồng độ men gan tăng cao ở những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi (AST: 579,04±812,00; ALT: 315,69±379,93); viêm<br>màng não (AST: 154,31±197,82; ALT: 96,08±104,47).<br>Kết luận: Trẻ có men gan tăng gặp chủ yếu là uống acetaminophen, corticoid, bệnh lý viêm gan siêu vi và béo phì.</p> Tào Thị Mai, Nguyễn Thị Xuân Hương Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/244 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 RỐI LOẠN HÀNH VI THƯỜNG GẶP Ở TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/245 <p>Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển phổ biến ở trẻ nhỏ, có nhiều rối loạn hành vi đi kèm với rối loạn này. Những rối loạn hành vi này làm gia tăng biểu hiện cốt lõi của rối loạn này và cản trở hiệu quả điều trị bệnh. Mục tiêu: Mô tả các rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ.<br>Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 166 trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 5 – 17 tuổi, đến khám tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 05/2019 – 05/2020.<br>Kết quả: Các rối loạn hành vi phổ biến ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn hành vi định hình, giao tiếp bất thường, hành vi kích thích, hành vi tăng động/xung động.<br>Kết luận: Cần khảo sát và điều trị các rối loạn hành vi ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ để cải thiện kết quả điều trị.</p> Trần Thị Ngọc Hồi, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Trọng Tiến Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/245 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/246 <p>Đối tượng: Nghiên cứu được tiến hành trên 210 điều dưỡng đang làm việc ở một số khoa lâm sàng tại Bệnh viện Nhi trung ương.<br>Mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2022 và (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.<br>Kết quả: Nghiên cứu (NC) cho thấy tỷ lệ điều dưỡng (ĐD) có kiến thức chung về chăm sóc dinh dưỡng đạt 58,6%, trong đó ĐD có thái độ tích cực đối với công tác chăm sóc dinh dưỡng là 83,8%. Chúng tôi nhận thấy ĐD có trình độ đại học, ĐD có thâm niên công tác trên 10 năm, với các chương trình đào tạo tập huấn, kiểm tra giám sát có tác động tích cực đến kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của ĐD với mức ý nghĩa p &lt; 0,05.<br>Kết luận: Kiến thức chung của ĐD về dinh dưỡng còn chưa cao. Có mối liên quan chặt chẽ giữa giữa trình độ đào tạo, thâm niên công tác, khối lượng công việc, đào tạo tập huấn, kiểm tra giám sát với kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của ĐD.</p> Nguyễn Thị Mai Anh, Lê Bạch Mai, Nguyễn Thị Họa, Bùi Thị Ngọc Ánh, Chu Anh Văn Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/246 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 MÔ TẢ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TRÊN 5 TUỔI SAU NHIỄM COVID-19 ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC NĂM 2022 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/247 <p>Đặt vấn đề: Tác động của COVID-19 là đa chiều, gắn bó chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng cả ở cấp độ cá nhân và dân số. Những thay đổi trong hành vi ăn uống và lối sống do cách ly và cách ly xã hội có thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng bị suy giảm. Tuy nhiên, do suy dinh dưỡng không xảy ra ngay lập tức và việc đánh giá, theo dõi phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng trong đại dịch COVID-19 chưa được quan tâm đúng mức.<br>Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng của 395 trẻ em từ 5 đến 17 tuổi sau khi mắc bệnh COVID-19.<br>Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br>Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 11,14%, phân bố đều ở các nhóm tuổi. Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì (10,89%) với nhóm &lt; 10 tuổi (5,82%) và ≥ 10 tuổi (5,06%), thiếu vitamin D (67,51%), thiếu sắt (34,94%), thiếu canxi (6,62%), thiếu kẽm (6,19%).<br>Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (6,58%,) thấp còi (5,31%) và tập trung nhiều ở nhóm tuổi &lt;10 tuổi. Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì lên tới 10,89%. Tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao với thiếu vitamin D (67,51%), thiếu sắt (39,94%).<br>Khuyến nghị: Trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 tiếp tục phải chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng. Vì vậy, cần chủ động bổ sung vi chất thiết yếu từ bữa ăn và các sản phẩm dinh dưỡng (đặc biệt là sắt và vitamin D)</p> Trần Thị Kim Ngọc, Lưu Thị Mỹ Thục, Nguyễn Thùy Linh Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/247 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000 TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU Ở TRẺ EM https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/248 <p>Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hồng cầu (red cell mass) dưới giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Thiếu máu gây hậu quả giảm khả năng vận chuyển cung cấp oxy cho tổ chức của hồng cầu để đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể.</p> Nguyễn Thị Hương Mai Copyright (c) 2023 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/248 Thu, 21 Dec 2023 00:00:00 +0000