Tạp chí Nhi khoa https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk <div><strong>Tạp chí Nhi khoa Việt Nam</strong> là tạp chí chính thức của Hội Nhi khoa Việt Nam nhằm giới thiệu, cập nhật kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em, xuất bản 4 số/năm. Tạp chí Nhi khoa tiếp nối các số Nhi khoa trước đây. Từ số 1/2008 thay đổi hình thức trình bày, giấy phép xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông số 1752/GP-BTTTT ngày 24-11-2008, mã số chuẩn quốc tế ISSN 1859 - 3860.</div> Hội Nhi khoa Việt Nam vi-VN Tạp chí Nhi khoa 1859-3860 HƯỚNG DẪN SÀNG LỌC, ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHI https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/317 <p>Tình trạng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, xử trí nguy cơ dinh dưỡng hay suy dinh dưỡng và hỗ trợ các biện pháp điều trị khác. Vì vậy việc sàng lọc, đánh giá đúng tình trạng dinh dưỡng là cần thiết để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời cho trẻ tại bệnh viện. Theo quy định, đối với người bệnh nội trú, bắt buộc phải được phân loại và xác định nguy cơ về dinh dưỡng trong vòng 36 giờ khi nhập viện và ra y lệnh về chế độ dinh dưỡng. Đối với người bệnh ngoại trú, tất cả các bệnh nhân cần được sàng lọc yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng. Trước đây, một tỷ lệ rất lớn bệnh nhi không được sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng khi nhập viện dẫn tới không nhận được các can thiệp dinh dưỡng kịp thời. Hiện nay, các bệnh viện đã triển khai việc sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng cho bệnh nhi bằng các mẫu phiếu do bệnh viện tự xây dựng riêng hoặc tham khảo từ các tổ chức khác. Nhưng nhìn chung, các mẫu phiếu mới chỉ tập trung ở bệnh nhi nội trú mà chưa có mẫu phiếu dành cho bệnh nhi ngoại trú, hơn nữa suy dinh dưỡng thấp còi vẫn chưa được quan tâm đúng mức mặc dù tỷ lệ trẻ bị thấp còi hiện vẫn còn cao.</p> Thanh Dương Trần Anh Tuấn Đinh Trần Minh Điển Khu Thị Khánh Dung Trần Kiêm Hảo Nguyễn Thanh Hùng Phan Hữu Phúc Trịnh Hữu Tùng Trương Quang Định Trần Văn Dễ Lê Anh Phong Lương Đức Sơn Trần Thị Ngọc Hòa Trần Văn Cương Hà Hoàng Minh Nguyễn Thị Diễm Chi Trần Thanh Tú Đỗ Thị Thúy Nga Lưu Thị Mỹ Thục Nguyễn Thị Thúy Hồng Nguyễn Thị Thu Hậu Dương Công Minh Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i6.317 ĐỒNG THUẬN CỦA HỘI NHI KHOA VIỆT NAM VỀ GÁNH NẶNG VÀ DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CHO TRẺ EM Ở VIỆT NAM https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/320 <p>Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi-rút Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4. Vi-rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi <em>Aedes aegypti</em> là côn trùng trung gian (véc tơ) truyền bệnh chủ yếu. Đối với Việt Nam, Sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành dịch quanh năm tại nhiều tỉnh thành, địa phương gây nên gánh nặng bệnh tật, áp lực kinh tế cho cả cá nhân, gia đình và hệ thống y tế - xã hội.</p> <p>Mặc dù Việt Nam đang làm rất tốt trong kiểm soát dịch SXHD với hệ thống dự phòng và phác đồ điều trị đã được cập nhật thường xuyên theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, vẫn đòi hỏi cần có biện pháp dự phòng bền vững, cũng là thách thức và yêu cầu cấp bách hiện nay.</p> <p>Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết này, Hội Nhi khoa Việt Nam đã tổ chức Hội thảo chuyên gia chủ đề “<em>Gánh nặng Sốt xuất huyết và khuyến cáo phòng ngừa cho trẻ em ở Việt Nam</em>” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực như: Nhi khoa, Truyền nhiễm, Y học dự phòng. Thông qua Hội thảo này, Hội Nhi khoa Việt Nam đã xây dựng được bản “<strong><em>Đồng thuận: Gánh nặng sốt xuất huyết và khuyến cáo dự phòng cho trẻ em Việt Nam”. </em></strong></p> Trần Minh Điển admin Phan Hữu Phúc Dương Thị Hồng Phạm Nhật An Nguyễn Văn Vĩnh Châu Phạm Quang Thái Lương Chấn Quang Nguyễn Minh Tiến Trần Thị Hoàng Đỗ Duy Cường Ông Huy Thanh Trương Hữu Khanh Nguyễn Văn Lâm Lê Kiến Ngãi Nguyễn Minh Tuấn Nguyễn Huy Luân Đỗ Châu Việt Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.320 TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI TÁI DIỄN Ở TRẺ EM https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/322 <p>Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em.&nbsp; Viêm phổi tái diễn (VPTD) &nbsp;là một thách thức đáng kể cho các bác sỹ nhi khoa, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. VPTD được xác định khi trẻ có từ hai đợt viêm phổi trở lên trong một năm, hoặc từ ba đợt viêm phổi trở lên tại bất kì thời điểm nào; không còn các triệu chứng lâm sàng và tổn thương viêm phổi trên x-quang giữa các đợt viêm phổi. Việc chẩn đoán sớm bệnh cũng như phát hiện được nguyên nhân và các yếu tố liên quan tới VPTD có vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần rút ngắn thời gian điều trị và giảm thiểu biến chứng cũng như chi phí điều trị cho bệnh nhân. Mục đích của bài viết này là cung cấp hướng dẫn về phương pháp tiếp cận toàn diện để chẩn đoán trẻ VPTD.</p> Phạm Thu Nga admin Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.322 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA NATRI MÁU TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA SUY TIM Ở TRẺ EM https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/331 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Tìm hiểu giá trị của Natri máu trong tiên lượng mức độ nặng của suy tim.</p> <p><strong>Đối tượng, phương pháp: </strong>Gồm 51 bệnh nhi từ 1 tháng - ≤15 tuổi, được chẩn đoán xác định suy tim đang điều trị tại Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2023.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Có mối tương quan nghịch mức độ trung bình giữa nồng độ Natri và điểm số Ross với với &gt;0,3, p&lt; 0,05. Hạ Natri máu làm tăng nguy cơ suy tim vừa và nặng 18,57 lần. Điểm cắt 133,5 mmol/l cho thấy khả năng dự báo suy tim mức độ vừa và nặng khá tốt với diện tích dưới đường cong AUC = 0,784±0,067 (95%CI = 0,652 – 0,916), p &lt; 0,01, độ nhạy 60%, độ đặc hiệu 90,9%.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Nồng độ Natri máu dưới 133,5 mmol/l có giá trị chẩn đoán suy tim mức độ vừa trở lên với độ nhạy tương đối, độ đặc hiệu cao.</p> Đỗ Hồ Tĩnh Tâm Nguyễn Linh Giang Phan Huy Thuấn Nguyễn Thị Phượng Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.331 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA THEO DÕI TÁI KHÁM TRẺ SINH NON https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/338 <p>Cứ 10 trẻ sơ sinh thì có một trẻ sinh non khi tuổi thai &lt; 37 tuần. Sinh non và các biến chứng sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Các tình trạng khác xảy ra quanh thời điểm sinh, như bệnh não thiếu máu cục bộ thiếu oxy, xảy ra phổ biến hơn ở trẻ sinh non, hậu quả dự hậu gánh nặng lớn về bệnh tật phát triển thần kinh.&nbsp; Những tiến bộ trong các biện pháp can thiệp lúc sinh và sau sinh đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nói chung, bên cạnh đó cải thiện khả năng sống sót của trẻ sơ sinh cực non và trẻ sinh non muộn và đủ tháng kèm mắc bệnh não thiếu máu cục bộ thiếu oxy. Tuy nhiên, việc xác định sớm bệnh tật phát triển thần kinh ở những trẻ xuất viện từ các đơn vị hồi sức sơ sinh vẫn là ưu tiên hàng đầu [12]</p> <p>Trong phát ngôn chính sách “Xuất viện trẻ sơ sinh có nguy cơ cao” (được tái khẳng định năm 2018), Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị rằng các bác sĩ nhi khoa chăm sóc ban đầu nên theo dõi sự phát triển lâu dài của trẻ sơ sinh có nguy cơ cao và đồng hành hợp tác với các phòng khám đa khoa như các lựa chọn theo dõi toàn diện cho những trẻ sinh non sau xuất viện, để được chăm sóc bởi nhiều chuyên khoa. Ngoài ra việc theo dõi sức khỏe lâu dài, cùng với Chương Trình Giám Sát Nhi Khoa Phát Triển [13], cũng giúp bác sĩ nhi tổng quát và gia đình phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các rối loạn phát triển khác như: chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi và giao tiếp xã hội, rối loạn học tập, tăng động giảm chú ý…là những vấn đề thường xảy ra phổ biến hơn ở trẻ sinh non [12]</p> Lê Nguyễn Nhật Trung Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.338 HIỆU QUẢ CỦA ĐÀO TẠO CẤP CỨU NHI KHOA VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO CHO CÁN BỘ Y TẾ TUYẾN TỈNH https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/324 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả của đào tạo mô phỏng cấp cứu nhi khoa với sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo cho cán bộ y tế (CBYT) tại hai bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Giang và Nghệ An. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Đối tượng nghiên cứu là các bác sỹ, điều dưỡng trực tiếp tham gia công tác cấp cứu nhi khoa. Thời gian nghiên cứu từ 1 năm 2019 đến tháng 1 năm 2022 tại hai Bệnh viện sản nhi tỉnh Bắc giang và Nghệ an. Áp dụng chương trình đào tạo cấp cứu nhi khoa chuẩn của Bệnh viện Nhi trung ương, kết hợp với sử dụng giảng dạy mô phỏng trên SIMVN và phần mềm thực tế ảo/thực tại tăng cường. So sánh đánh giá kết quả trước và sau đào tạo.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>59 CBYT tham gia vào nghiên cứu. Tỷ lệ CBYT đã được đào tạo và năng lực cấp cứu nhi khoa trước đào tạo thấp. Sau đào tạo có cải thiện rõ ràng về kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành cấp cứu sau khóa đào tạo. Hầu hết (89 và 94%) CBYT đạt được kỹ năng thực hành cấp cứu đường thở. Mức độ tự tin về cấp cứu nhi khoa của CBYT sau đào tạo tăng lên. Hệ thống hỗ trợ mô phỏng công nghệ thực tế ảo có khả thi và hiệu quả trong đào tạo cấp cứu nhi khoa.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Đào tạo mô phỏng cấp cứu nhi khoa với sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo cho CBYT chuyên ngành nhi tại các bệnh viện tuyến tỉnh là có tính khả thi và có hiệu quả.</p> Phan Hữu Phúc Nguyễn Bảo Hạnh Lê Ngọc Duy Phạm Ngọc Toàn Nguyễn Đức Hoàng Nguyễn Phương Anh Trần Duy Hiếu Nguyễn Thị Oanh Đỗ Minh Loan Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.324 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỞ OXY DÒNG CAO TRONG VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ NHŨ NHI https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/325 <p><strong>Mục ti&ecirc;u: </strong>Đ&aacute;nh gi&aacute; hiệu quả thở oxy d&ograve;ng cao (HFNC) ở trẻ nhũ nhi vi&ecirc;m tiểu phế quản nhập khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng Th&agrave;nh Phố trong thời gian từ 01/2024 đến 06/2024.</p> <p><strong>Phương ph&aacute;p: </strong>M&ocirc; tả tiến cứu h&agrave;ng loạt ca.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>C&oacute; 30 trẻ vi&ecirc;m tiểu phế quản nhập khoa cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng Th&agrave;nh phố trong thời gian từ th&aacute;ng 01/2024 &ndash; 06/2024<strong>, </strong>được thở oxy d&ograve;ng cao (HFNC) sau thất bại với thở oxy chuẩn, tuổi trung b&igrave;nh 6,8 th&aacute;ng tuổi, tỉ lệ nam/nữ : 1,1/1. Biểu hiện l&acirc;m s&agrave;ng trước khi thở HFNC bao gồm thở nhanh 93.3%, r&uacute;t l&otilde;m ngực 86.7%, kh&ograve; kh&egrave; 100%, ran ng&aacute;y 80%, ran r&iacute;t 46.7%, phập phồng c&aacute;nh mũi 13.3%, nhịp tim nhanh 66.7%, điểm số vi&ecirc;m tiểu phế quản cải tiến 7.1 &plusmn; 1.3, SpO2: 91.3 &plusmn; 1.5%. Kết quả cho thấy cải thiện t&igrave;nh trạng suy h&ocirc; hấp của trẻ như tỉ lệ thở nhanh, r&uacute;t l&otilde;m ngực, điểm số vi&ecirc;m tiểu phế quản cải tiến, SpO2, tại thời điểm 6 giờ, 24 giờ. Tỉ lệ điều trị th&agrave;nh c&ocirc;ng HFNC l&agrave; 86.7%. Thời gian thở HFNC 48.7 &plusmn; 3.4 giờ. Kh&ocirc;ng ghi nhận biến chứng của thở HFNC v&agrave; trường hợp n&agrave;o tử vong.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Nghi&ecirc;n cứu cho thấy việc hỗ trợ h&ocirc; hấp với HFNC cho c&aacute;c trường hợp vi&ecirc;m tiểu phế quản thất bại với oxy th&ocirc;ng thường gi&uacute;p cải thiện t&igrave;nh trạng h&ocirc; hấp cũng như kết cục l&acirc;m s&agrave;ng của bệnh nh&acirc;n.</p> Nguyễn Minh Tiến Nguyễn Hữu Nhân Nguyễn Thị Gia Hạnh Nguyễn Thị Gia Hạnh Hồ Thị Thanh Phương Võ Thành Nhân Lê Văn Công Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.325 ĐẶC ĐIỂM U THẬN TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (2017-2022) https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/329 <p>U thận ác tính ở trẻ em chiếm khoảng 5,2% trong các ung thư hàng năm ở trẻ dưới 15 tuổi, trong đó u nguyên bào thận (U Wilms) là loại ung thư hay gặp nhất (~90% ở Châu Âu) và có khả năng đáp ứng điều trị hiệu quả. Do đó, các nghiên cứu về tỷ lệ và đặc điểm u thận trẻ em đặc biệt là u nguyên bào thận rất có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị ban đầu. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay số lượng nghiên cứu về u thận trẻ em còn khá hạn chế. <strong><em>Mục tiêu</em></strong>: Khảo sát tỷ lệ mắc các loại u thận trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2017-2022) và một số đặc điểm liên quan. <strong><em>Đối tượng và phương pháp</em></strong>: 181 trẻ dưới 15 tuổi được chẩn đoán mô bệnh học u thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2017-2022). Nghiên cứu hồi cứu, áp dụng phác đồ UMBRELLA 2016 trong phân loại mô bệnh học. <strong><em>Kết quả</em></strong>: Trong số 181 trẻ mắc u thận (99 trẻ trai và 82 trẻ gái), u Wilms có tỷ lệ mắc cao nhất (69,1%), tuổi trung bình 28,4 tháng, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi (92%). Các u không phải u Wilms gồm sarcoma tế bào sáng của thận (8,3%), u dạng cơ vân ác tính của thận (6,6%), ung thư biểu mô tế bào thận (6,6%), u thận nguyên bào trung mô bẩm sinh (6,1%) và các u thận hiếm gặp khác. <strong><em>Kết luận:</em></strong> U Wilms là u thận gặp nhiều nhất ở trẻ em, mặc dù vậy, các u không Wilms cũng gặp không ít.</p> Phó Hồng Điệp Hoàng Ngọc Thạch Bùi Ngọc Lan Bùi Ngọc Lan Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.329 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI TẠI KHOA SỨC KHỎE TRẺ EM, BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/333 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu xác định các yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 6 tháng tuổi khám tại khoa Sức khỏe trẻ em, bệnh viện (BV) NĐ2 năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 422 trẻ đến khám tại khoa Sức khỏe trẻ em BV NĐ2 từ tháng 3/2024 đến tháng 5/2024. Trẻ được cân, đo trực tiếp, phỏng vấn người nuôi dưỡng về các đặc điểm trong khi sinh, bệnh lí thời kì sơ sinh, cách nuôi dưỡng và giấc ngủ hiện tại.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là 13,7%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thấp còi là trẻ sinh non, nhẹ cân lúc sinh với PR lần lượt là 4,75(3,06-7,38) và 6,45 (4,28-9,73), bú mẹ trong 1 giờ đầu với PR 0,56 (0,34-0,91) và trẻ còn được bú mẹ tại thời điểm nghiên cứu với PR 0,59 (0,37-0,95). SDD thấp còi có liên quan đến việc bổ sung vitamin D với PR =0,39 (0,17-0,91) và quấy khóc đêm với PR = 1,88(1,11-3,18).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Thấp còi trong 6 tháng đầu sau sinh còn khá phổ biến ở trẻ đến khám tại khoa Sức khỏe trẻ em BV NĐ2. Cần hướng dẫn bà mẹ khám thai và dinh dưỡng cho thai kì tốt, cho bú mẹ sớm sau sinh và duy trì bú mẹ theo khuyến cáo, bổ sung vitamin D và chăm sóc giấc ngủ cho trẻ để giảm thiểu tình trạng SDD thấp còi.</p> Nguyễn Thị Thục Uyên Nguyễn Thị Thu Hậu Nguyễn Mạnh Hưng Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.333 ĐỒNG DI TRUYỀN ĐỘT BIẾN UGT1A1 VỚI HỒNG CẦU NHỎ HÌNH CẦU https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/335 <p><em>Hồng cầu nhỏ hình cầu (hereditary spherocytosis - HS) và thiếu hụt uridine diphosphate glucuronosyl transferase 1A1 (UGT1A1) đều gây tăng bilirubin gián tiếp. HS gây vàng da, lách to, thiếu máu mức độ khác nhau. Khi HS đồng di truyền với các biến thể của UGT1A1 làm trầm trọng thêm tình trạng tăng bilirubin gián tiếp<u>.</u>Trong nhiều trường hợp khi bệnh nhân không có thiếu máu rất khó có thể chẩn đoán hồng cầu nhỏ hình cầu. Chúng tôi báo cáo bệnh nhân có tiền sử vàng da từ nhỏ, với nhiều đợt phẫu thuật lấy sỏi mật. Hơn 10 năm sau trẻ được phát hiện có dị hợp tử kép c.211G&gt;A và c.1007G&gt;A gây thiếu hụt một phần enzyme đồng di truyền một đột biến trong spectrin β (SPTB), nguyên nhân gây ra HS.</em></p> Nguyễn Thị Hà Nguyễn Thị Mai Hương Nguyễn Hoàng Nam Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.335 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐÓNG LỖ THÔNG MŨI MIỆNG LỚN BẰNG VẠT LƯỠI CUỐNG TRƯỚC https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/337 <p>Thông mũi miệng là một bệnh lý thách thức với các chuyên gia phẫu thuật dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt. Thông mũi miệng thường là biến chứng sau phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng thì đầu. Thông mũi miệng cũng có thể là biến chứng sau khi trẻ mắc các bệnh toàn thân như nhiễm nấm thời kỳ sơ sinh, hội chứng thực bào máu. Trên thế giới hiện có một số phương pháp phẫu thuật đóng lỗ thông mũi miệng lớn như vạt má 2 lớp, vạt vi phẫu, vạt lưỡi. Vạt lưỡi là phương pháp được chứng minh rất hiệu quả và ít biến chứng, tỷ lệ thành công cao. Trong nghiên cưu này, tác giả báo cáo 3 ca bệnh phẫu thuật đóng lỗ thông mũi miệng lớn bằng vạt lưỡi cuống trước</p> Nguyễn Thị Ngọc Lan Dương Thị Diễm Hằng Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.337 PHÁT HIỆN SỚM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM https://tcnhikhoa.vn/index.php/tcnk/article/view/339 <ol> <li class="show"><strong> ĐẠI CƯƠNG</strong></li> </ol> <p><strong>1.1. Khái</strong><strong> niệm</strong>:</p> <p>- Trải qua nhiều thập kỷ, đã có nhiều khái niệm khác nhau về rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK).</p> <p>- Tuy nhiên các khái niệm đều thống nhất ở các nội dung cốt lõi của rối loạn này như sau: “ Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển, được đặc trưng bởi hai khiếm khuyết chính: về giao tiếp và tương tác xã hội đồng thời kèm theo các mẫu hành vi, sở thích định hình, lặp lại, hạn hẹp”</p> <p><strong>1.2. Tỷ lệ mắc</strong>:</p> <p><strong>- </strong>Thế giới: Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh của Mỹ&nbsp; năm 2019 là khoảng 2% (1/54 trẻ).</p> <p>- Việt nam: Tỷ lệ trẻ mắc RLPTK dao động từ 0,46 % - 0,76% cho nhóm trẻ từ 18 tháng đến 36 tháng</p> <p>Tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ theo giới tính: Nam/ Nữ = 4,3/ 1</p> Nguyễn Thị Hương Giang Copyright (c) 2024 Tạp chí Nhi khoa 2024-10-31 2024-10-31 17 5 10.52724/tcnk.v17i5.339