MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA FERRITIN HUYẾT THANH VỚI NỒNG ĐỘ SẮT GAN VÀ T2* TIM TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHI THALASSEMIA

Thị Huyền Nguyễn1,2, Thị Mai Hương Nguyễn1,2, Tuấn Hưng Phan1,2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

##plugins.themes.vojs.article.main##

Tóm tắt

Thalassemia là bệnh lý di truyền gây thiếu máu tan máu. Truyền máu thường xuyên thường liên quan đến tình trạng quá tải sắt ở các cơ quan. Để điều trị tình trạng thừa sắt đòi hỏi phải đánh giá chính xác tình trạng ứ sắt của cơ quan. Mục tiêu: đánh giá tình trạng quá tải sắt và mối tương quan giữa ferritin huyết thanh, nồng độ sắt trong gan (LIC- liver iron concentration) và T2* tim dựa trên cộng hưởng từ (MRI) của bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018-2020. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, từ 8/2018- 8/2020, chúng tôi thu thập được 79 bệnh nhân nhi thalassemia truyền máu định kỳ tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tiến hành đánh giá đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và chụp MRI đánh giá tình trạng ứ sắt ở gan (LIC) và tim (T2*). Kết quả nghiên cứu: Ferritin huyết thanh trung bình (3298.6 ± 3055,2 ng/ml) và LIC trung bình (12.90 ± 5,6 mg/g) đều ở mức trung bình nặng, T2* tim trung bình là 29 ±11,7 ms. Ferritin huyết thanh có mối tương quan yếu với LIC và T2* tim (tương ứng với r= 0,441 và -0,32), LIC và T2*tim không có mối tương quan. Kết luận: Tình trạng quá tải sắt ở gan ở mức cao, nhưng không tương quan với tình trạng quá tải sắt ở tim. Ferritin có mối tương quan yếu với LIC và T2* tim.

##plugins.themes.vojs.article.details##

Tài liệu tham khảo

1. Taher A., Vichinsky E., Musallam K., et al. (2013), Guidelines for the Management of Non Transfusion Dependent Thalassaemia (NTDT)- INTRODUCTION, Thalassaemia International Federation.
2. Cappellini M.-D., Cohen A., Eleftheriou A., et al. (2008), Guidelines for the Clinical Management of Thalassaemia, Thalassaemia International Federation, Nicosia (CY).
3. Murphy C.J. and Oudit G.Y. (2010). Iron- Overload Cardiomyopathy: Pathophysiology, Diagnosis, and Treatment. Journal of Cardiac Failure, 16(11), 888-900.
4. Wahidiyat P.A., Iskandar S.D., and Sekarsari D. (2018). Evaluation of Iron Overload Between Age Groups Using Magnetic Resonance Imaging and Its Correlation with Iron Profile in Transfusion-dependent Thalassemia. Acta Med Indones, 50(3), 230-236.
5. Eghbali A., Taherahmadi H., Shahbazi M., et al. (2014). Association between serum ferritin level, cardiac and hepatic T2-star MRI in patients with major β-thalassemia. Iran J Ped Hematol Oncol, 4(1), 17-21.
6. Shamsian B.S., Abdar Esfahani S., Milani H., et al. (2012). Magnetic resonance imaging in the evaluation of iron overload: a comparison of MRI, echocardiography and serum ferritin level in patients with β-thalassemia major. Clinical Imaging, 36(5), 483-488.
7. Chirnomas S.D., Geukes-Foppen M., Barry K., et al. (2008). Practical implications of liver and heart iron load assessment by T2*-MRI in children and adults with transfusion-dependent anemias. Am J Hematol, 83(10), 781-783.
8. Christoforidis A., Haritandi A., Tsitouridis I., et al. (2006). Correlative study of iron accumulation in liver, myocardium, and pituitary assessed with MRI in young thalassemic patients. J Pediatr Hematol Oncol, 28(5), 311-315.
9. Farhangi H., Badiei Z., Moghaddam H.M., et al. (2017). Assessment of Heart and Liver Iron Overload in Thalassemia Major Patients Using T2* Magnetic Resonance Imaging. Indian J Hematol Blood Transfus, 33(2), 228-234.